TTCK năm 2022: 3 vấn đề - 5 nhiệm vụ trọng tâm

31-12-2021 09:53|Minh Chiến

Ngày 30/12/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Năm 2021 là một năm đầy biến động, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn. Dù vậy, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt những thành quả nhất định. VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới ngày 25/11 khi chạm mốc 1.500,81 điểm.

Tính đến ngày 28/12, VN-Index đạt 1.494,39 điểm - tăng 35,4% so với cuối năm 2020; HNX-Index đạt mức 458,05 điểm - tăng 125,5% so với cuối năm 2020.

Mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng - tăng 46% so với cuối năm 2020 - tương đương 122,8% GDP năm 2020. 

Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước dẫn dắt thị trường. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.

Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán trong 11 tháng đầu năm đạt 444.941 tỷ đồng - tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn cho ngân sách Nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.

5 nhiệm vụ đối với UBCKNN

Mới đây, ngày 30/12/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà thị trường chứng khoán đã đạt được trong năm 2021.

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong năm qua, UBCKNN đã thể hiện được vai trò là đơn vị trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động thị trường, chủ động đề xuất, báo cáo Bộ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những giải pháp giúp giữ thị trường hoạt động ổn định, bền vững.

Về các nhiệm vụ và giải pháp UBCKNN đề ra trong năm 2022, Thứ trưởng đề nghị tập trung, nỗ lực hơn nữa để tận dụng thời cơ thực hiện 5 mục tiêu trọng tâm.

Thứ nhất, tổ chức đẩy mạnh thực hiện phổ biến Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản hướng dẫn luật được ban hành đến rộng rãi công chúng đầu tư, tăng cường công tác đào tạo kiến thức cho nhà đầu tư. Đây là nhiệm vụ tiên quyết trong việc thực hiện hiệu quả Luật Chứng khoán năm 2019, vừa là giải pháp trung và dài hạn để phát triển thị trường chứng khoán bền vững, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tăng niềm tin của thị trường.

Thứ hai, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán – thị trường vốn về dài hạn.

Thứ ba, chỉ đạo HOSE và các đơn vị thụ hưởng sớm hoàn thành đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

Thứ tư, tăng cường năng lực giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong đó ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm, có kịch bản phòng ngừa khủng hoảng, đảm bảo hoạt động ổn định của khu vực tài chính quốc gia. Siết chặt kỷ cương kỷ luật của thị trường. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhất là trong hoạt động huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán.

Ba vấn đề băn khoăn

Chia sẻ về thị trường chứng khoán năm 2022 tại tọa đàm mới đây, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán đã nêu ra 3 vấn đề đáng quan ngại nhất.

Cụ thể, ông Dũng khá quan ngại đối với lạm phát khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ dần hiện hữu tại ngân hàng trung ương các nước.

Hiện nay, nguy cơ lạm phát đến trực tiếp từ chính sách tiền tệ chưa nhiều nhưng gián tiếp thì nhiều rồi. Chẳng hạn như giá dầu, giá vận chuyển… khiến chi phí doanh nghiệp tăng và sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết đang chững lại.

Cụ thể, hơn 80% doanh nghiệp niêm yết vẫn có lãi, tuy nhiên trong quý II/2021, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 67%; đến quý III/2021 chỉ tăng trưởng 33% so với cùng kỳ.

Thứ ba là những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. "Tôi cũng lo lắng về dịch bệnh COVID-19 khi tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đối với biến chủng Omicron vừa xuất hiện tại Việt Nam", ông Dũng chia sẻ.

Sang năm 2022, với tư cách là cơ quan quản lý lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, để góp phần phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán đã trình Bộ Tài chính về chiến lược phát triển 10 năm theo hướng đi vào chiều sâu. Trước đây, chúng ta hướng tới phát triển nhiều sản phẩm thì giờ chuyển sang tập trung về chất lượng, thể hiện bằng luật chứng khoán mới…

Chủ tịch UBCKNN kỳ vọng, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thêm sản phẩm hợp đồng tương lai không phụ thuộc chỉ số VN30. Nếu tập trung vào một sản phẩm, đôi khi có những cái bất thường. Hiện tại một số điểm bất thường đã xuất hiện trong phiên đáo hạn phái sinh", ông Dũng nói.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Tài chính

Đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2024

Người dân đi từ TP.HCM phải bay qua Bangkok rồi mới về Hà Nội: Thứ trưởng giải thích vì sao vé máy bay Việt Nam đắt hơn Thái Lan

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ttck-nam-2022-3-van-de-5-nhiem-vu-trong-tam-121168.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
TTCK năm 2022: 3 vấn đề - 5 nhiệm vụ trọng tâm
POWERED BY ONECMS & INTECH