Từ vụ cháy nhà trọ 5 tầng ở Hà Nội: Những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn ở chung cư, nhà cao tầng cần phải biết

24-05-2024 08:56|Linh Chi

Vài năm trở lại đây, nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản liên tục xảy ra. Để phòng tránh những tình huống xấu nhất, mọi người nên nắm rõ kỹ năng sinh tồn khi gặp hỏa hoạn ở các nhà cao tầng.

Tối 23/5, vụ cháy lớn đã xảy ra ở nhà trọ 5 tầng tại ngách 43/98 Trung Kính (Cầu Giấy) khiến 14 người tử vong khiến dư luận bàng hoàng.

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường ngay sau khi nhận được tin báo. Sau nỗ lực, ngọn lửa đã được khống chế nhưng vụ hỏa hoạn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Vài năm trở lại đây, nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản liên tục xảy ra. Để phòng tránh những tình huống xấu nhất, mọi người nên nắm rõ kỹ năng sinh tồn khi gặp hỏa hoạn ở các nhà cao tầng.

  • Báo cháy

Khi có cháy, cần đảm bảo thông báo đến tất cả mọi người trong nhà biết có cháy, hét lớn và tập hợp mọi người lại. Tiếp đó, thông báo đến lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ.

  • Nắm rõ đường thoát hiểm

Khi bất ngờ phát hiện mùi khói hoặc ngọn lửa bùng lên, hãy ra ngoài thật nhanh và đảm bảo an toàn. Nếu khói từ đám cháy khiến tầm nhìn bị che khuất, hãy nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng.

Trong nhà ở chung cư, mọi người cần chú ý nắm rõ các lối thoát hiểm. Các phụ huynh cũng phải dạy con mình tòa nhà có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó một cách nhanh và an toàn nhất.

Những kỹ năng sinh tồn khi gặp hỏa hoạn ở nhà cao tầng ai cũng nên biết. Ảnh minh họa.

Những kỹ năng sinh tồn khi gặp hỏa hoạn ở nhà cao tầng ai cũng nên biết. Ảnh minh họa.

  • Khi phát hiện cháy cần nhớ

Không cố thu những đồ có giá trị

Không tìm hiểu đám cháy, tò mò xem đám cháy bắt nguồn từ đâu

Bò trên sàn nếu nhà có khói bởi vì không khí ở gần sàn nhà sẽ sạch hơn. Để mũi, mặt càng thấp càng tốt. Nên nhớ rằng khói rất độc và phần lớn các trường hợp tử vong là vì ngạt khói, khí độc

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa lối bạn cần đi và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan rộng hơn

Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở cửa vì mặt kia của cánh cửa đang là đám cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân khi bò xuống thang cứu hỏa

Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau

Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào như cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

- Nếu đang ở trong phòng đóng cửa kín, khi thấy hỏa hoạn cần phải áp dụng ngay các kỹ năng sau:

Kiểm tra xem lửa hay khói có vào nhà qua các khe trên cửa hay không.

Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa, tuyệt đối không mở cửa.

Nếu không nhìn thấy khói, hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm thì không được mở cửa vì có thể là lửa đã rất gần.

Nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng, hãy dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa, nếu nóng hoặc rất ấm, tuyệt đối không mở cửa.

Nếu quả đấm cửa mát và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậc, từ từ, cẩn thận.

Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh.

Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

  • Luôn giữ người, mũi, mặt ở vị trí thấp nhất có thể

Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc tác động tới người nhiều hơn lửa. Chính vì thế, cần hạn chế hít ít khói nhất có thể. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, bạn nên bò sát nền bằng bàn tay và đầu gối, mặt và mũi ở vị trí thấp nhất có thể.

Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối thoát hiểm được không.

Nếu trong nhà có thang thoát hiểm, hãy nhanh trí sử dụng khi khói đã bốc lên cao không thể xuống các tầng dưới.

Khi thoát hiểm, hãy thống nhất vị trí cả nhà sẽ gặp nhau ngoài trời để tránh hỗn loạn.

  • Nếu quần áo bắt lửa và bị cháy

Khi quần áo bắt lửa và bị cháy, bạn đừng chạy vòng quanh vì luồng gió sẽ khiến ngọn lửa cháy nhanh hơn.

Tốt nhất, bạn nên nằm xuống sẽ giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn.

Dập lửa bằng vật liệu nặng như áo khoác hay chăn vì sẽ phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa.

Lăn vòng quanh là hành động tốt, giúp dập lửa nhanh hơn.

  • Khi không thể ra ngoài ngay lập tức, nên làm gì?

Trong trường hợp không thể thoát ra ngoài nhanh vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, cần giữ bình tĩnh:

Nếu bạn ở tầng trệt, hãy ra ngoài bằng cửa sổ và ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để làm đệm đỡ.

Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối cửa sổ. Cẩn thận để tránh chạm vào các mép sắc của cửa bằng cách dùng vải, khăn mặt hay chăn quấn quanh người.

Cho trẻ em ra trước: hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả chúng xuống.

Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

Gọi hỗ trợ lính cứu hỏa. Ảnh minh họa.

Gọi hỗ trợ lính cứu hỏa. Ảnh minh họa.

  • Nếu không thể ra ngoài, nên tập hợp mọi người vào một phòng

Chọn phòng có cửa sổ

Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không thể thoát ra được từ cửa sổ, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.

Nhúng ướt mảnh quần áo hay khăn mặt đặt trên miệng để không hít khói vào.

Không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ vì đó là nơi khó tìm.

  • Gọi cứu hỏa

Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy gọi cứu hỏa và cung cấp đúng, đủ các thông tin sau:

Địa chỉ chính xác của bạn

Nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà 5 tầng”

Giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào.

  • Không quay lại khi đã thoát ra ngoài

Khi đã ra ngoài, tuyệt đối không quay lại. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới và miêu tả chính xác vị trí của người ấy với lính cứu hỏa.

  • Kỹ năng thoát hiểm trong chung cư cao tầng

Nếu sống trong chung cư, dù chung cư có hệ thống PCCC tốt và hiện đại vẫn phải luôn chuẩn bị tình huống có hỏa hoạn.

Nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ của bạn hay trong cầu thang và không thể ra ngoài:

Tập hợp mọi người vào một phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa để chặn khói vào phòng

Mở cửa sổ, gọi giúp đỡ.

Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa để ngăn khói len vào.

Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn.

Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng.

  • Kỹ năng thoát hiểm trong nhà cao tầng

Đối với các nhà cao tầng, bạn không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm.

Đảm bảo cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa.

Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía.

Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn và gọi cứu hỏa.

7 kỹ năng ai cũng nên nắm rõ:

Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các lính cứu hỏa. Số điện thoại là 114.

Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy cần bình tĩnh.

Kỹ năng 3: Nắm rõ lối có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn xảy ra. Cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa.

Kỹ năng 4: Nếu gia đình bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới.

Kỹ năng 5: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngộp vì khói, cần di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.

Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn.

Kỹ năng 7: Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.

>>Cháy nhà trọ ở Trung Kính: Một nạn nhân vào cấp cứu trong tình trạng kích thích

Hỏa hoạn phá hủy nhà máy sản xuất máy bay lịch sử, chính quyền họp khẩn để đánh giá thiệt hại

Vụ hỏa hoạn kinh hoàng nhất lịch sử khiến hơn 10.000 tòa nhà bị đánh sập để ngăn lửa, thiêu rụi 80% diện tích toàn thành phố

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tu-vu-chay-nha-tro-5-tang-o-ha-noi-nhung-ky-nang-sinh-ton-khi-gap-hoa-hoan-o-nha-cao-tang-ai-cung-nen-biet-d123480.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Từ vụ cháy nhà trọ 5 tầng ở Hà Nội: Những kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn ở chung cư, nhà cao tầng cần phải biết
POWERED BY ONECMS & INTECH