Theo ghi nhận của YouNet Media, những thảo luận khuấy động "trào lưu hủy thẻ" đang được cộng đồng chia sẻ, tương tác sôi nổi.
Sự vụ "nợ tín dụng 8,5 triệu đồng, gánh 8,8 tỷ đồng" đã có hồi kết?
Bắt đầu từ tuần trước, khi mạng xã hội xôn xao vì bản thông báo của Eximbank AMC tới khách hàng có tên P.H.A (sống tại Quảng Ninh) với số tiền nợ hơn 8,8 tỷ đồng.
>> Từ vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ, giải mã 'sức mạnh' của lãi kép
Theo thông tin, khách hàng P.H.A mở thẻ tín dụng tại Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh vào ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng, đã có 2 giao dịch thanh toán vào ngày 23/4/2013 và 26/7/2013. Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ trên thẻ đã chuyển thành nợ xấu, và thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo đã gần 11 năm.
Trao đổi với truyền thông, anh P.H.A xác nhận có nhờ nhân viên Eximbank mở thẻ vào năm 2013, nhưng sau khi ký hợp đồng, nhân viên này nói rằng lương của anh không đủ để mở thẻ và sẽ xin sếp sau.
>> Vụ nợ thẻ tín dụng Eximbank phải trả 8,8 tỷ: Người đại diện lên tiếng, hai bên bắt đầu làm việc
Công văn nhắc nợ gây "xôn xao" những ngày qua |
Trong diễn biến mới nhất, đại diện của Eximbank đã gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để thống nhất phối hợp giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi của đôi bên.
Tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP. HCM chiều này 21/3, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó Tổng Giám đốc Eximbank cho biết, cán bộ phụ trách đã làm việc máy móc, không thực hiện quy trình và dẫn đến bức xúc trong thời gian qua. Lãnh đạo Eximbank nói thêm: "Chắc chắn sẽ không có chuyện ngân hàng thu 8,8 tỷ đồng".
>> Từ vụ Eximbank: Gửi ngân hàng 8,5 triệu đồng, 'chờ' bao lâu mới nhận được 8,8 tỷ?
"Hiệu ứng domino" trong nỗi lo "bỗng dưng thành con nợ"
Vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua đã khiến mạng xã hội xôn xao. Theo Báo cáo đo lường sự vụ khủng hoảng trên MXH & Online News 2022-2023 từ YouNet Media, kết quả cho thấy, so với thảo luận trung bình ở các tin tiêu cực ngành ngân hàng, sự vụ lần này có lượng thảo luận trung bình/ngày cao hơn 2,5 lần.
Tổng thảo luận của sự vụ này chỉ thấp hơn sự vụ ngân hàng SCB. YouNet Media cho hay, sự vụ 8,8 tỷ của ngân hàng Eximbank có thể xem là khủng hoảng truyền thông MXH lớn thứ hai trong ngành Ngân hàng kể từ năm 2023 đến nay.
>> Vụ Eximbank - cuộc khủng hoảng truyền thông lớn thứ 2 của ngành ngân hàng kể từ 2023
Trong đó, trong số hơn 84.300 thoả luận được thu thập, có đến hơn 45.000 thoả thuận thể hiện cảm xúc tiêu cực về sự kiệc lần này (chiếm 53,46% tổng thảo luận).
Trong số thảo luận tiêu cực, hơn 9% thảo luận kêu gọi kiểm tra thẻ, hủy thẻ tín dụng nếu không còn sử dụng vì lo sợ "bỗng dưng thành con nợ". Thậm chí, hơn 3.800 thảo luận bày tỏ sự kinh ngạc và bức xúc khi "tá hoả" biết mình cũng là con nợ nhiều năm qua.
>> 'Bỏ túi' cách kiểm tra nợ xấu online ngay tại nhà, tránh tình cảnh nợ 'từ trên trời rơi xuống'
Đáng chú ý, người dùng đang có xu hướng cẩn trong hoá trong việc mở thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng. Cụ thể, 1,57% thảo luận bày tỏ mất niềm tin vào thẻ tín dụng vì lo sợ thành con nợ bất đắc dĩ như: "Từ vụ lần này thì bye thẻ tín dụng luôn nhé!", "anh không mở thẻ nữa đâu em ơi"; "mọi người tỉnh táo nhé, nếu trả chậm thì thêm tiền phạt nữa đó".
Theo ghi nhận của YouNet Media, những thảo luận khuấy động "trào lưu hủy thẻ" đang được cộng đồng chia sẻ, tương tác sôi nổi: "Hủy thẻ đi ạ, không sau này vẫn phát sinh phí đấy". Việc đóng thẻ tín dụng/đóng tài khoản cũng phải trả phí khiến không ít người dùng bất ngờ.
>> Nếu vô tình 'mắc bẫy' thẻ tín dụng, đâu là cách xử lý?
Điển hình như chị N.T.G (quận Long Biên, Hà Nội), sau khi có thông tin về sự vụ, do lo lắng, chị phải gấp rút liên hẹ với ngân hàng để kiểm tra tài khoản của 5 chiếc thẻ tín dụng của mình. Tương tự, anh P.V.H (Nam Định) cũng vội vàng kiểm tra thẻ tín dụng đã được mở cả năm nay của mình dù không sử dụng, anh đã bất ngờ khi được biết mình phải trả gần 500.000 đồng phí thường niên.
Ngoài ra, việc đóng thẻ tín dụng/ đóng tài khoản phải đóng phí khiến không ít người dùng "bất ngờ", như: “Quá mệt mỏi. Đi hủy thẻ tín dụng mất 220.000 đồng”.
Cũng trong dòng thảo luận này, YouNet Media ghi nhận các ngân hàng khác cũng bị “vạ lây”, điển hình như có hơn 2.500 thảo luận gọi tên ngân hàng Đông Á khi người dùng kiểm tra và phát hiện nợ phí thường niên thẻ: “Đông Á thì nợ tồn đọng phí thường niên thẻ từ 2012 tới nay là 600.000 đồng. Mình sẽ đóng hẳn tài khoản của Đông Á”.
>> Từ vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ, người dân cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ tín dụng?