Điểm đến

Tuyến đường gần 20.000km có độ dài dài nhất Việt Nam: Nằm trên đỉnh núi hơn 2.000m, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'kỳ công, kỳ tích, kỳ quan' của dân tộc

Quỳnh Như 04/01/2024 - 09:27

Tuyến đường nối liền Nam Bắc có chiều dài lên tới hàng vạn km dù nếu tính theo đường "chim bay" từ Bắc vào Nam chỉ khoảng 1.000km.

Theo Cục Di sản văn hóa, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một hệ thống giao thông, liên lạc, đường ống xăng dầu trải hàng nghìn km từ Nghệ An đến Bình Phước. Di tích lịch sử này bao gồm 37 điểm tiêu biểu, nằm trên địa bàn 11 tỉnh.

Vốn dĩ, đường Trường Sơn đã hình thành từ hàng thế kỉ trước khi người Pháp đặt chân tới An Nam dưới hình thức là một con đường mòn phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán và cả mục đích quân sự. Nhưng đặc biệt nhất là thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đường Trường Sơn được mở nhiều ở phía Bắc và các tỉnh miền Trung như: Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam Quảng Ngãi...

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh nằm trên dãy Trường Sơn, dãy núi dài qua lãnh thổ ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia, riêng tại Việt Nam, đỉnh núi cao nhất là 2.178m

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh nằm trên dãy Trường Sơn, dãy núi dài qua lãnh thổ ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia, riêng tại Việt Nam, đỉnh núi cao nhất là 2.178m

Cuối năm 1947, đường được mở thêm ở Ninh Thuận, Bình Thuận - miền Đông Nam Bộ. Trước ngày mở chiến dịch Hồ Chí Minh, năm 1975, đường Trường Sơn có 6 trục dọc, với tổng chiều dài 7.710km, 5.980km đường ngang và 5.020km đường vòng tránh. Như vậy, tổng cộng đường Trường Sơn có độ dài 18.710km.

Do có đường đi rất lắt léo và hiểm trở, bộ đội ta đã sử dụng con đường này để nối liền giao thông Bắc Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp để đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền, tránh được sự phát hiện của thực dân Pháp.

>> Dãy núi 1.100km dài nhất Việt Nam là xương sống của bán đảo Đông Dương, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ

Đây là con một đường kỳ vỹ, đã viết lên bao bản tình ca bất hủ của dân tộc. Ảnh: Peter

Đây là con một đường kỳ vỹ, đã viết lên bao bản tình ca bất hủ của dân tộc. Ảnh: Peter

Đến khi đế quốc Mỹ tiến hành xâm chiếm miền Nam Việt Nam và dựng lên chính phủ bù nhìn, tuyến đường này đã trở thành con đường chi viện vũ khí, khí tài, nhân lực, vật lực và cả tinh thần cho các quân dân miền Nam đứng lên thống nhất đất nước.

Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khu vực có địa hình được coi là hiểm trở nhất Đông Nam Á với núi cao, ít dân cư bản địa, rừng rậm nhiệt đới và thú dữ. Những khu rừng dọc tuyến đường mòn có rất nhiều hiểm họa với lực lượng vận tải, từ khí hậu khắc nghiệt, côn trùng và thú dữ gây nguy hiểm cho con người cho tới địa chất yếu, bùn lầy và đầm lầy không phù hợp với các loại xe vận tải hạng nặng...

Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khu vực có địa hình được coi là hiểm trở nhất Đông Nam Á. Ảnh: Quora

Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khu vực có địa hình được coi là hiểm trở nhất Đông Nam Á. Ảnh: Quora

Để tránh qua những đoạn đường nguy hiểm, khó đi cùng hệ thống hàng rào điện tử McNamara do Mỹ dựng lên và để giảm thời gian một chuyến hàng từ Bắc vào Nam trong thời gian ngắn nhất, tuyến đường Trường Sơn được chia thành rất nhiều đường nhánh, đảm bảo dù một tuyến đường bị phát hiện thì các xe vận tải của ta vẫn thoải mái di chuyển qua những nhánh đường dự phòng, không bị ùn ứ, tắc lại.

Chịu trách nhiệm duy trì sự hoạt động của tuyến đường mòn lịch sử này là Đoàn 559, sở dĩ có cái tên gọi như vậy là do đoàn này dược thành lập vào tháng 5/1959 với nhiệm vụ nối liền tuyến giao thông giúp chi viện cho miền Nam ruột thịt kháng chiến chống Mỹ.

Trong giai đoạn từ năm 1959-1963, tuyến đường mòn Hồ Chí Minh có tốc độ lưu thông rất chậm do nhiều đoạn đường chưa được hoàn thiện và đặc biệt là xăng dầu dự trữ dọc tuyến đường là rất ít. Tuy nhiên vấn đề này đã được khắc phục triệt để vào năm 1964 khi những tuyến đường ống xăng dầu xuyên rừng nối từ Bắc vào Nam dần được hoàn thiện, chỉ tính riêng trong năm 1964, lượng hàng hóa lưu thông trên đoạn đường này đã đạt tới con số 20-30 tấn mỗi ngày.

Đến năm 1965, dù phía Mỹ và chư hầu có tăng cường đánh phá các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đặc biệt là đoạn vắt qua Lào, Campuchia nhưng tổng lượng hàng hóa phía ta vận chuyển an toàn vào Nam đã bằng với cả 5 năm trước cộng lại, đây chính là một kỳ tích mà trước đó không ai dám nghĩ tới.

Tính đến ngày 30/4/1975, tuyến đường Trường Sơn đã tồn tại tới 6.000 ngày đêm, tổng cộng đã có 120.000 nhân công bao gồm lực lượng công binh, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến đã làm nên hệ thống mạng lưới vững chắc với 5 trục đường chính và 21 trục đường ngang để chi viện trực tiếp cho các chiến trường ác liệt nhất.

Con đường đã đổ nhiều máu nhất của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Oldpiz

Con đường đã đổ nhiều máu nhất của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Oldpiz

Tổng chiều dài của con đường Trường Sơn lên tới 20.000km (chỉ tính đường ô tô đi được, đường mòn cho bộ binh hành quân còn dài gấp nhiều lần như vậy), 1.400km đường ống xăng dầu và đặc biệt quan trọng là 3.140km "đường kín", cho phép xe tải của ta chạy được vào ban ngày mà không bị phát hiện. Ngày 28/10/2011, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là con đường có độ cao, cao nhất và độ dài, dài nhất.

Trong 16 năm tồn tại, đường Trường Sơn đã vận chuyển được 2 triệu lượt người ra vào giữa 2 miền Nam Bắc, cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn và hơn 1 triệu tấn hàng hóa, vũ khí.

Tuyến đường Trường Sơn - nay là đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn làm lên thắng lợi của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đóng vai trò quan trọng đối sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Đây cũng là tuyến đường huyết mạch và là tuyến đường chiến lược của đất nước. Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, trải qua bao nhiêu thăng trầm, giữa mưa bom bão đạn tuyến đường phát triển từ máu và lửa đã thể hiện là một minh chứng cho lịch sử.

Đường Trường Sơn - như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng viết trong sổ vàng Bộ đội Trường Sơn là "một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm và khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Nam Bắc, là con đường đoàn kết các dân tộc của 3 nước Đông Dương".

Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cũng nhiều lần khẳng định: Đường Trường Sơn là "kỳ công, kỳ tích, kỳ quan của ý chí nghị lực và tinh thần sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam".

Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước) là Di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2013.

>> Đỉnh núi 2.700m cao nhất dãy Trường Sơn, nơi ngắm được cả Việt Nam và Lào, được gọi là "mắt thần" của các dân tộc vùng biên viễn miền Tây xứ Nghệ

Bên trong dinh thự đế vương một thời: Sở hữu hệ thống đường hầm xuyên đồi dài 3km, bãi đáp trực thăng thông phòng ngủ

Chiêm ngưỡng đường cao tốc trị giá hơn 1.700 tỷ đồng nằm giữa lòng sông, uốn lượn như dải lụa quanh núi non hùng vĩ

Con đường đáng sợ nhất hành tinh: Dài 8km nằm cheo leo trên vách núi thẳng đứng, nhiều du khách từng bỏ mạng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tuyen-duong-gan-20000km-co-do-dai-dai-nhat-viet-nam-nam-tren-dinh-nui-hon-2000m-duoc-dai-tuong-vo-nguyen-giap-nhan-xet-la-ky-cong-ky-tich-ky-quan-cua-dan-toc-d114101.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tuyến đường gần 20.000km có độ dài dài nhất Việt Nam: Nằm trên đỉnh núi hơn 2.000m, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét là 'kỳ công, kỳ tích, kỳ quan' của dân tộc
POWERED BY ONECMS & INTECH