Tỷ phú liên quan đến kho nhôm 4,3 tỷ USD 'đội lốt' hàng Việt phá sản

07-07-2023 07:00|Thuỷ Tiên

Từng là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, thế nhưng việc bành trướng quá mức đã khiến đế chế nhôm Zhongwang của tỷ phú Liu Zhongtian phá sản.

Hành trình là giàu và ngã ngựa của tỷ phú liên quan đến kho nhôm 4,3 tỷ USD 'đội lốt' hàng Việt
Nhà máy của Zhongwang ở tỉnh Liêu Ninh, từng là nhà máy sản xuất nhôm định hình hàng đầu châu Á.

Theo Nikkei Asia, Zhongwang Holdings (Zhongwang) - nhà sản xuất nhôm hàng đầu thế giới - đã lên kế hoạch đệ trình kế hoạch tái cấu trúc ngày 20/6 vừa qua.

Trước đó, hồi tháng 9/2022, một tòa án ở Thẩm Dương (Trung Quốc) đã chấp thuận đơn xin phá sản từ các chủ nợ Zhongwang, đồng thời cho phép 252 công ty con và công ty mẹ tiến hành tái cơ cấu để hợp nhất, do không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Từng sở hữu hơn 50.000 nhân viên và khối tài sản trị giá hơn 69 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao, giờ đây, phần tài sản còn lại của đế chế nhôm Zhongwang là mối quan tâm hàng đầu của các chủ nợ.

Tại Việt Nam, Liu Zhongtian được biết đến là chủ của 1,8 triệu tấn nhôm trị giá 4,3 tỷ USD bị Hải quan Việt Nam bắt giữ vì "đội lốt" hàng Việt đi Mỹ vào năm 2019. Ngoài ra, năm ngoái, Liu cho biết Zhongwang còn nắm giữ 10 nhà kho ở California trị giá 2 tỷ USD, và các nhà máy ở Đức, Úc, Canada, Mỹ và Mexico trị giá 2 tỷ USD, cũng như 138 triệu USD đầu tư vào các mỏ ở Guinea.

Tỷ phú tự thân

Liu Zhongtian bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình ở tuổi 17 bằng cách bán đậu nành, thép phế liệu và gỗ xẻ.

Đến năm 1993, Liu Zhongtian thành lập công ty Zhongwang chuyên sản xuất các cấu hình nhôm cho cửa ra vào và cửa sổ. Cùng thời gian đó, ngành bất động sản Trung Quốc đã bùng nổ kéo theo nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng, giúp Zhongwang trở thành 1 trong 500 công ty hàng đầu Trung Quốc.

Hành trình là giàu và ngã ngựa của tỷ phú liên quan đến kho nhôm 4,3 tỷ USD 'đội lốt' hàng Việt
Liu Zhongtian - nhà sáng lập kiêm cựu chủ tịch của Zhongwang.

Zhongwang dần chuyển trọng tâm từ vật liệu xây dựng bằng nhôm sang các sản phẩm đùn nhôm công nghiệp, thứ mà Liu tin rằng có tiềm năng to lớn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Kết quả là dòng sản phẩm mới này chiếm tới 55,3% doanh thu bán hàng của công ty trong năm 2008.

Đến 2009, Zhongwang chính thức niêm yết tại Hồng Kông và huy động được hơn 1 tỷ USD, ông Liu nắm giữ 75% cổ phần.

2 năm đầu sau khi niêm yết công khai, công ty báo cáo lợi nhuận ròng đạt 2,6 tỷ nhân dân tệ với tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 40,6%, vượt trội so với các công ty cùng ngành. Năm 2015, Liu lọt top 53 người giàu nhất Trung Quốc, sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 4,3 tỷ USD.

Sự lụi tàn của "vua nhôm Trung Quốc"

Trước khi IPO, công ty chủ yếu tiếp thị sản phẩm của mình ở thị trường trong nước. Năm 2008, xuất khẩu chỉ chiếm 3,3% doanh thu. Một năm sau đó chứng kiến các lô hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tới 41% tổng doanh thu. Liu tuyên bố Zhongwang đánh bại các đối thủ cạnh tranh địa phương với giá thấp hơn và chất lượng vượt trội.

Việc giảm thuế xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2011, Hoa Kỳ đã áp thuế 374% với các hợp đồng tương lai nhôm định hình từ Trung Quốc, do cáo buộc Trung Quốc bán vào Mỹ với mức giá thấp hơn thị trường. Xuất khẩu của Zhongwang sang Mỹ đã giảm 90% trong năm đó.

Zhongwang đã cố gắng tránh các lệnh trừng phạt bằng cách chuyển hàng trăm triệu USD thông qua các công ty vỏ bọc ở nam California, lấy danh nghĩa là các khoản cho vay. Sau đó, ông sử dụng để nhập khẩu một lượng lớn nhôm vào Mỹ.

Hành trình là giàu và ngã ngựa của tỷ phú liên quan đến kho nhôm 4,3 tỷ USD 'đội lốt' hàng Việt
Doanh thu và lợi nhuận của Zhongwang qua các năm.

Đến năm 2019, công tố viên Mỹ đã cáo buộc 6 công ty có trụ sở tại phía Nam California có liên quan đến nhà sáng lập Zhongwang nhằm trốn thuế nhập khẩu nhôm, với số tiền ước tính lên tới 1,8 tỷ USD.

Những công ty này cho biết, từ năm 2011 đến năm 2014 đã bán 2,2 triệu pallet nhôm cho một công ty ở Mỹ do Liu quản lý. Tuy nhiên, cả đại diện của Zhongwang và ông Liu đều không có mặt tại toà.

Liu Zhongtian cũng phải đối mặt với các cáo buộc như rửa tiền quốc tế, gian lận chuyển khoản ngân hàng, gian lận hải quan,…

Vốn hoá của Zhongwang đã rơi từ mức đỉnh 3,8 tỷ USD vào tháng 7/2019 xuống 9 tỷ HKD vào tháng 8/2021. Tháng 4/2022, tập đoàn này chính thức bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông và đối mặt với khoản nợ lên tới 64 tỷ USD (bao gồm cả khoản nợ của cả các công ty thành viên).

Không chỉ nhóm Big 4, nhiều ngân hàng tư nhân cán mốc hơn 10 triệu khách hàng

Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hanh-trinh-la-giau-va-nga-ngua-cua-ty-phu-lien-quan-den-kho-nhom-43-ty-usd-doi-lot-hang-viet-191040.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỷ phú liên quan đến kho nhôm 4,3 tỷ USD 'đội lốt' hàng Việt phá sản
    POWERED BY ONECMS & INTECH