Tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ NHTW giảm xuống mức thấp nhất

26-12-2023 14:56|Dương Lam

Đồng bạc xanh chiếm 59,2% dự trữ ngoại hối được phân bổ trên toàn cầu trong quý 3, giảm so với mức 59,4% trong 3 tháng trước đó.

Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ Ngân hàng Trung ương toàn cầu đã giảm trong 3 tháng tính đến cuối tháng 9, trong khi tỷ lệ nắm giữ đồng yên Nhật tăng lên.

Cụ thể, đồng bạc xanh chiếm 59,2% dự trữ ngoại hối được phân bổ trên toàn cầu trong quý 3, giảm so với mức 59,4% trong 3 tháng trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ quý 4 năm ngoái.

Trong khi đó, tỷ trọng dự trữ của đồng euro cũng giảm nhẹ xuống 19,6% từ 19,7%, trong khi sự tham gia của đồng yên Nhật tăng lên 5,5% từ 5,3%.

Kiều hối về TP HCM tăng vọt lên 9 tỷ USD, gấp gần ba lần vốn FDI
Ảnh minh họa

Tỷ giá của đồng nhân dân tệ Trung Quốc, bảng Anh, đô la Úc, đô la Canada và đồng franc Thụy Sĩ ít thay đổi. Một nhóm “các loại tiền tệ khác” đã tăng lên 3,9% dự trữ từ mức 3,6% trong quý trước.

Mặc dù USD là đồng tiền dự trữ được hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới lựa chọn do độ sâu và tính ổn định trên thị trường toàn cầu, nhưng nội tệ Mỹ đã dần mất đi sự thống trị kể từ đầu thiên niên kỷ, khi thị phần của nó ở mức trên 70%.

Nhờ vào vị trí tối cao của đồng USD, Mỹ có thể dễ dàng kiểm soát chi phí tài chính và thâm hụt ngân sách khi các đối tác thương mại bỏ đồng USD của họ vào trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Ngoài ra, các công ty Mỹ cũng được hưởng lợi vì việc sử dụng rộng rãi đồng USD trong thương mại toàn cầu, chẳng hạn như trong dầu mỏ và hàng hóa.

Tỷ giá USD ngày 21/11 chạm mức thấp nhất hơn 2 tháng

Ngân hàng Nhà nước hút ròng 230.000 tỷ đồng, tỷ giá USD/VND vẫn áp lực tăng

Tỷ giá USD/VND dự báo tăng 3,5% trong năm 2023

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ty-trong-cua-dong-usd-trong-du-tru-nhtw-giam-xuong-muc-thap-nhat-217188.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ NHTW giảm xuống mức thấp nhất
POWERED BY ONECMS & INTECH