Theo Bộ Năng lượng UAE, Nếu Mỹ thông qua dự luật NOPEC, thị trường dầu mỏ có thể rơi vào hỗn loạn khủng khiếp, thậm chí giá dầu có thể tăng vọt lên 300 USD/thùng.
Tuần trước, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật mang tên No Oil Producing and Exporting Cartels (gọi tắt là NOPEC) với tỷ lệ 17 phiếu thuận và 4 phiếu chống.
Nếu Mỹ chính thức thông qua NOPEC - đề xuất được thiết kế nhằm mở đường cho các vụ kiện chống lại liên minh OPEC về hành vi thao túng giá năng lượng, thị trường dầu mỏ có thể chao đảo hơn nữa.
Trong hàng chục năm qua, OPEC đã nỗ lực duy trì một hệ thống nhằm đảm bảo cung ứng đủ dầu thô và các nhiên liệu hóa thạch khác cho người tiêu dùng. Giờ đây, các bộ trưởng có ảnh hưởng nhất của OPEC đã cảnh báo về hậu quả tiềm tàng của dự luật trên.
Trong bối cảnh giá xăng tại Mỹ chạm mức cao kỷ lục, một số nhà lập pháp đã hồi sinh NOPEC - dự luật lần đầu xuất hiện vào gần hai thập kỷ trước. Ý tưởng của NOPEC là Mỹ có thể khởi kiện OPEC hoặc các quốc gia thành viên về hành vi chống độc quyền.
Các dự luật chống độc quyền nhằm vào OPEC đã được thảo luận nhiều lần dưới thời các Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nhưng cả hai nhà lãnh đạo đều đe dọa sẽ phủ quyết luật.
Bình luận về cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Tư pháp Thượng viện tuần trước, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho hay: “Tôi chưa có quan điểm chính thức về dự luật NOPEC ngay bây giờ.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng tiềm năng, cùng những tác động tiềm ẩn và hậu quả không mong muốn của dự luật đòi hỏi Nhà Trắng phải nghiên cứu và cân nhắc thêm, đặc biệt là trong thời điểm thị trường năng lượng toàn cầu đang đối mặt với rủi ro từ chiến sự Nga - Ukraine”.
Không chỉ OPEC báo trước về thiệt hại nếu NOPEC trở thành luật, mà Viện Dầu mỏ Mỹ (API) - cơ quan vận động hành lang trong lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ và Phòng Thương mại Mỹ cũng phản đối dự luật này. API cho rằng NOPEC có thể gây tác hại khôn lường cho ngành dầu khí trong nước và lợi ích của Mỹ trên thế giới.
Theo nhận định của Reuters, nếu Arab Saudi không giao dịch dầu mỏ bằng USD, vị thế của đồng bạc xanh và đòn bẩy thương mại của Mỹ trên toàn cầu đều sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Arab Saudi cố định đồng riyal với đồng USD, điều này khiến việc bán dầu bằng nhân dân tệ có thể gây hại cho đồng nội tệ của đại gia này. Tuy nhiên, nếu NOPEC được thông qua, Riyadh có thể cảm thấy bị dồn vào chân tường và chuyển sang thúc đẩy đồng petroyuan thay vì petrodollar.
Đòn đáp trả thứ hai có thể là nâng giá dầu xuất khẩu sang Mỹ. Arab Saudi có thể tạo ra một đợt tăng giá bằng cách đưa tuyên bố, thông báo họ không còn công suất dự phòng. Khi đó, thị trường sẽ phản ứng ngay tức thì.
Hành động liên tiếp của Mỹ có thể 'giáng đòn' trực diện vào trụ cột trọng yếu của kinh tế Nga
Thủ tướng: Hình sự là biện pháp cuối cùng khi gỡ vướng các dự án điện tái tạo