So với kế hoạch 132 tỷ đồng doanh thu và 30,5 tỷ đồng lãi ròng cả năm 2022, Vận tải biển Sài Gòn (Mã SGS) đã lần lượt vượt 94% và 50% chỉ tiêu đã đề ra.
Tuần qua, dòng tiền vào ở nhiều nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh như dệt may (+17%), thủy sản (+51%), cảng & vận tải biển (+33,8%), hàng không (+18%), nông nghiệp (+21%), mía đường (+21%).
Sau 9 tháng, Xếp dỡ Hải An đã cán mốc doanh thu cả năm trong khi lãi ròng vượt 57% chỉ tiêu được duyệt. Mặc dù vậy, cổ phiếu HAH đã mất 2/3 giá trị sau ngày lập đỉnh.
Theo Bộ GTVT, Nhà nước sẽ miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG, H2.
Đã hơn 1 tháng trở lại đây, niềm vui ngắn ngủi của cổ đông Xếp dỡ Hải An (HAH) có chăng là chuỗi 3 phiên tăng giá trong các ngày 23, 24, 25/8/2022 với mức tăng không đáng kể.
Giá cước vận tải biển đang dần "hạ nhiệt" khi chuỗi cung ứng toàn cầu bớt căng thẳng. Điều này đã giúp các doanh nghiệp ngành này giảm áp lực chi phí và có thêm đơn hàng.
HNX vừa thông báo duy trì diện hạn chế giao dịch đối với 2 mã cổ phiếu khác là NOS của CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông và CMI của CTCP Cmistone.
Chứng khoán SSI cho rằng giá cước vận tải biển sẽ giảm dần trong nửa cuối 2022 trước khi có thể giảm mạnh vào năm 2023 nếu tình trạng tắc nghẽn được giải quyết và Trung Quốc mở cửa trở lại.
Sau 5 lần giảm liên tiếp, giá xăng từ mức cao kỷ lục 32.870 đồng/lít nay đã giảm về hơn 23.000 đồng/lít. Giá dầu cũng đang có xu hướng giảm 2 tháng qua. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, giá nhiên liệu không chi phối quá nhiều tới cước vận tải.