VCCI: Cần bình ổn thuế VAT để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

09-03-2022 10:58|Khánh Linh

VCCI kiến nghị Chính phủ xem xét bình ổn thuế suất thuế GTGT (VAT) nhiều hàng hóa, dịch vụ để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển bền vững.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính góp ý về đề xuất sửa đổi luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo VCCI, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đánh vào giai đoạn của sản phẩm từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, do đó có tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

Việc được giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ đến hết năm 2022 được các doanh nghiệp rất hoan nghênh. 

Theo đó, VCCI kiến nghị chính sách này được tiếp tục duy trì sau năm 2022 đối với những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 thời gian vừa qua như du lịch, khách sạn, hàng không, hậu cần…

Đối với những hàng hóa và dịch vụ khác, VCCI kiến nghị Chính phủ xem xét bình ổn thuế suất thuế GTGT để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng Luật Thuế GTGT hiện hành vẫn quy định rất nhiều loại hàng hóa là đối tượng không chịu thuế GTGT như: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến...

Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp trong nước sản xuất loại hàng hóa này để tiêu dùng trong nước không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. Các chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng, quảng cáo, dịch vụ mặt bằng, kho bãi, dịch vụ vận chuyển… đều có thuế GTGT đầu vào nhưng không được khấu trừ. Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất 0% ở nước xuất khẩu và không chịu thuế GTGT tại Việt Nam, từ đó có lợi thế về thuế hơn các sản phẩm sản xuất trong nước.

Những quy định trên khiến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực trên gặp rất nhiều thiệt thòi. Chưa kể, với cách tính thuế hiện nay, doanh nghiệp nào càng ít mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mua ngoài thì số thuế GTGT không được khấu trừ càng ít và càng được lợi về thuế.

Chính vì vậy, VCCI kiến nghị nghiên cứu, hạn chế tối đa phạm vi những mặt hàng thuộc diện không chịu thuế, chuyển các mặt hàng đó sang diện có chịu thuế, với mức thuế suất tuỳ vào mục tiêu chính sách, có thể là 0% hoặc 5%.

Nghị quyết 68: Đột phá về pháp lý để doanh nghiệp phục hồi, phát triển

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Chưa từng thấy dòng tiền vào tiết kiệm, vàng, đô la nhiều như hiện nay

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vcci-can-binh-on-thue-vat-de-doanh-nghiep-phuc-hoi-va-phat-trien-ben-vung-123204.html
Bài liên quan
  • Rủi ro nếu người bán nộp thuế VAT thì người mua mới được hoàn?
    Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, quy định như trong dự thảo hiện tại sẽ khiến người mua chịu toàn bộ rủi ro không được hoàn thuế, trong khi không phải do lỗi của bên bán.
  • Khai phá tiềm năng thị trường nội địa giữa bão thuế quan
    Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chịu sức ép từ chính sách thuế của Mỹ, Tọa đàm “Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4 thu hút nhiều kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó.
  • Xóa bỏ các đầu mối, chỉ Bộ Công Thương cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
    Theo Bộ Công Thương, việc chuyển quyền cấp xuất xứ hàng hóa về bộ sẽ giúp thống nhất trong hệ thống quản lý giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử của bộ, có hệ thống hậu kiểm và phối hợp với hải quan chặt chẽ hơn, đặc biệt giảm rủi ro xuất xứ hàng hóa giả hoặc gian lận xuất xứ.
  • Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: 'Thuế đối ứng báo hiệu một bước ngoặt mới cho thương mại toàn cầu'
    Nói về vấn đề áp thuế đối ứng của Mỹ, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế đối ứng đại trà đã tạo ra cơn địa chấn thương mại toàn cầu, báo hiệu một bước ngoặt mới cho thương mại toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    VCCI: Cần bình ổn thuế VAT để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững
    POWERED BY ONECMS & INTECH