Doanh nghiệp

VCCI: ‘Dự thảo điện mặt trời mái nhà tạo sự tuỳ tiện trong quá trình thực thi’

Khúc Văn 06/02/2024 - 11:04

VCCI đề xuất cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà giữa các khách hàng mà không truyền tải lên lưới điện quốc gia.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà.

VCCI: ‘Dự thảo điện mặt trời mái nhà tạo sự tuỳ tiện trong quá trình thực thi’
Theo dự thảo, điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) không liên kết với điện lưới quốc gia vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký với UBND cấp tỉnh.

VCCI đề xuất cho phép mua bán ĐMTMN giữa các khách hàng

Về thủ tục đăng ký điện mặt trời mái nhà không liên kết với điện lưới quốc gia, theo dự thảo, điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) không liên kết với điện lưới quốc gia vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký với UBND cấp tỉnh.

VCCI cho biết theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, quy định này là không cần thiết.

Đây thường là những trường hợp lắp các tấm pin mặt trời nhỏ tại vùng sâu vùng xa nhằm phục vụ một số thiết bị điện không cần vận hành liên tục như máy bơm hoặc có thiết bị lưu trữ điện đi kèm.

Loại hình ĐMTMN này không gây bất kỳ tác động tiêu cực nào đến an toàn lưới điện, cũng không bị giới hạn về tổng công suất, nên không cần Nhà nước phải quản lý bằng một thủ tục hành chính về điện lực.

>> Ông lớn quen mặt ngỏ ý làm dự án điện gió, điện mặt trời 500 triệu USD tại Việt Nam

Trong trường hợp ĐMTMN loại này cần phải quản lý về mặt an toàn công trình xây dựng hay phòng cháy chữa cháy thì đã có các thủ tục tương ứng.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ theo hướng ĐMTMN không liên kết với điện lưới quốc gia không cần làm thủ tục đăng ký phát triển.

Về trường hợp mua bán điện cho tổ chức, cá nhân khác cùng toà nhà, dự thảo hiện quy định theo hướng chỉ điều chỉnh các trường hợp lắp đặt ĐMTMN mà không được bán cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả bán cho công ty điện lực.

Theo VCCI, hiện nay một số doanh nghiệp có ý kiến về trường hợp mua bán điện giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng một toà nhà thì có thuộc diện áp dụng không.

Theo đó, trong cùng một toà nhà có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng điện, một trong số đó đầu tư hệ thống ĐMTMN và muốn bán lại cho các tổ chức, cá nhân khác trong cùng toà nhà đó. Tức là lượng điện năng từ hệ thống ĐMTMN chỉ được truyền tải giữa các cá nhân, tổ chức trong toà nhà đó mà không được truyền tải qua đường dây của công ty điện lực.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc cho phép mua bán điện giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng một toà nhà như vậy sẽ có thêm nguồn lực để phát triển ĐMTMN, giúp cân bằng phụ tải tốt hơn (do hạn chế được lượng điện dư), nên cần được khuyến khích.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng cho phép mua bán ĐMTMN giữa các khách hàng mà không truyền tải qua lưới điện quốc gia.

Một số quy định chưa rõ ràng, chưa thống nhất

Điều 6 của Dự thảo quy định doanh nghiệp, người dân phải nộp hồ sơ xin phép đến UBND cấp tỉnh trước khi thực hiện lắp đặt ĐMTMN.

Tuy nhiên, theo đánh giá của VCCI thủ tục hành chính này chưa có quy định rõ ràng về trường hợp nào sẽ được chấp thuận, trường hợp nào không. Điều này có thể tạo ra sự tuỳ tiện trong quá trình thực thi, dễ dẫn đến nhũng nhiễu, tiêu cực.

>>Trang trại điện mặt rời lớn nhất thế giới bao phủ hơn 20km2 sa mạc, cung cấp điện cho 200.000 hộ gia đình, giảm 2,4 triệu tấn khí thảo carbon mỗi năm

Vì vậy, với quy định này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung này minh bạch, rõ ràng.

VCCI: ‘Dự thảo điện mặt trời mái nhà tạo sự tuỳ tiện trong quá trình thực thi’
Điều 6 của Dự thảo quy định doanh nghiệp, người dân phải nộp hồ sơ xin phép đến UBND cấp tỉnh trước khi thực hiện lắp đặt ĐMTMN.

Cùng với đó, VCCI cho biết theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc lắp đặt ĐMTMN hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Các thủ tục hành chính về xây dựng, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường đối với ĐMTMN vẫn chưa thực sự rõ ràng và được áp dụng khác nhau tại các địa phương.

“Ví dụ, đối với thủ tục xây dựng, có địa phương coi ĐMTMN là công trình xây dựng, nhưng có nơi coi đây là thiết bị lắp thêm, nên áp dụng các thủ tục khác nhau. Đối với thủ tục phòng cháy chữa cháy, có nơi không hỏi ý kiến Sở Công Thương, có nơi cơ quan PCCC chủ động hỏi Sở Công Thương, có nơi cơ quan PCCC lại yêu cầu doanh nghiệp phải đi hỏi Sở Công Thương”, VCCI dẫn chứng.

Theo các doanh nghiệp, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phát triển ĐMTMN là cần có quy định rõ ràng, minh bạch, áp dụng thống nhất các thủ tục hành chính để doanh nghiệp và người dân có thể áp dụng một cách thuận lợi.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm chính sách về việc rà soát các quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác có liên quan đến lắp đặt ĐMTMN và đề xuất việc sửa đổi luôn tại Nghị định này.

>>Lo cạn kiệt nguồn điện, một quốc gia xây đường đi bộ dài 35.000km thu năng lượng mặt trời

'Ông lớn' quen mặt ngỏ ý làm dự án điện gió, điện mặt trời 500 triệu USD tại Việt Nam

Trang trại điện mặt trời lớn nhất thế giới bao phủ hơn 20km2 sa mạc, cung cấp điện cho 200.000 hộ gia đình, giảm 2,4 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm

Thu hồi 13,2ha đất của dự án điện mặt trời Xuân Thiện tại Đắk Lắk

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vcci-du-thao-dien-mat-troi-mai-nha-tao-su-tuy-tien-trong-qua-trinh-thuc-thi-222342.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
VCCI: ‘Dự thảo điện mặt trời mái nhà tạo sự tuỳ tiện trong quá trình thực thi’
POWERED BY ONECMS & INTECH