Giá của một số loại hàng hóa đang giảm ở nhiều nơi nhưng trong đó không bao gồm vé xem biểu diễn của các ngôi sao nổi tiếng trên thế giới.
Theo Reuters, giá của một số loại hàng hóa đang giảm ở nhiều nơi nhưng trong đó không bao gồm vé xem biểu diễn của các ngôi sao trên thế giới.
Thông tin trên Reuters cho hay, người hâm mộ đang vung tiền mua vé để xem các buổi biểu diễn âm nhạc của những ngôi sao đình đám như Taylor Swift, Beyoncé hay Bruce Springsteen. Đây là những người đã không thực hiện các chuyến lưu diễn trong nhiều năm.
Một người hâm mộ trên mạnh cho biết: "Mọi người sẵn sàng vung tiền vì họ biết rằng sẽ nhận được nội dung chất lượng. Thêm vào đó, cũng chẳng ai biết được khi nào ngôi sao mà mình yêu thích có thực hiện một chuyến lưu diễn khác sau chuyến lưu diễn này hay không".
Giá của các dịch vụ văn hóa và giải trí tại Anh đã tăng 6,8% tính đến tháng 5/2023, nhanh nhất trong 30 năm, với tác động lớn nhất từ các dịch vụ văn hóa, "đặc biệt là phí vào cửa các sự kiện âm nhạc trực tiếp".
Giá vé của các sự kiện được tính toán dựa trên thời điểm diễn ra chương trình, không phải thời điểm mua vé.
Trên trang bán vé Stubhub, chỗ ngồi rẻ nhất cho buổi diễn của Taylor Swift vào tháng 7 ở Seattle là 1.200 USD Mỹ, vé cho buổi biểu diễn vào tháng 8 ở Mexico City là 500 USD.
Đáng chú ý, nhà kinh tế trưởng tại Danske Bank - ngân hàng lớn nhất ở Đan Mạch - cho rằng không phải xung đột ở Ukraine hay gián đoạn chuỗi cung ứng, nữ ca sĩ Beyoncé đã trở thành nguyên nhân gây lạm phát giá cả ở Thụy Điển.
Cụ thể, vị này chia sẻ, chính việc ca sĩ này quyết định mở tour diễn thế giới “Renaissance” tại Stockholm tháng trước đã khiến cho giá nhà hàng và khách sạn trong khu vực tăng đột biến, khi hàng chục ngàn người hâm mộ đổ về thành phố này.
Ông Michael Grahn ước tính nhu cầu đột biến từ người hâm mộ của Beyoncé, hay còn gọi là BeyHive, chiếm đến 2/3 lý do tăng giá trong ngành khách sạn ở Thụy Điển hồi tháng 5.
Chỉ số trên đã góp phần khiến nỗ lực giảm lạm phát tổng thể của chính phủ Thụy Điển chỉ đạt mức khiêm tốn hơn so với dự kiến.
Thống kê chính thức cho thấy lạm phát giá tiêu dùng hàng năm đã giảm xuống 9,7% trong tháng 5 từ mức 10,5% của tháng trước đó, trong khi các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự đoán mức giảm mạnh hơn là 9,4%.
Gần đây, cộng đồng fan Kpop (những người hâm mộ nhạc Hàn Quốc) tại Việt Nam đang xôn xao trước thông báo của công ty giải trí YG Entertainment. Theo đó, nhóm nữ nổi tiếng BlackPink sẽ có hai đêm diễn tại Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) vào ngày 29/7 và 30/7.
Như đã nói, dù chưa có bất kỳ thông tin nào về vé xem BlackPink nhưng nhiều fan hâm mộ đã so sánh với các nước tại Đông Nam Á từng tổ chức concert BORN PINK của BlackPink.
Cụ thể, trên hàng loạt diễn đàn, người hâm mộ bàn luận sôi nổi về giá vé concert. Theo dự đoán của nhiều khán giả, giá vé sẽ dao động dưới 10 triệu đồng, giống một số địa điểm như Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan…
Trước đó, khi BlackPink tổ chức biểu diễn ở Đài Loan (Trung Quốc), giá vé VIP khoảng gần 7 triệu VNĐ; còn tại Indonesia, vé VIP cũng rơi vào khoảng gần 7 triệu đồng và mức vé thấp nhất khoảng hơn 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc đi xem ca nhạc chỉ là một phần nhỏ trong chi phí của giải trí tổng thể và là phần nhỏ hơn trong tổng chi tiêu, nhất là khi so với giá nhà ở hoặc thực phẩm.
Trả lời câu hỏi, liệu giá vé xem ca nhạc có tác động đáng kể đến lạm phát, Andy Gensler, người điều hành Pollstar, một ấn phẩm theo dõi ngành công nghiệp hòa nhạc toàn cầu nhấn mạnh: "Việc coi các biểu diễn của Beyoncé ảnh hưởng đến lạm phát là một điều lố bịch".
Ông này cho biết, trong khi giá vé không có mức tăng đáng kể, kể từ tháng 5/2022, thì lạm phát ở Mỹ đã là 8,6%.
Một trong những lý do khiến giá vé của các biểu diễn đình đám tăng, theo ông Stephen Glagola, phó chủ tịch nghiên cứu của TD Cowen là do cung vượt quá cầu và giá vé trên thị trường "thứ cấp" đã tăng vọt lên mức trung bình từ 75% đến 100% so với mệnh giá.
Bộ Lao động Hoa Kỳ không đo lường lạm phát cụ thể đối với giá các chương trình ca nhạc, nhưng tỷ lệ lạm phát đối với các sự kiện biểu diễn trực tiếp hiện cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với lạm phát chung của Mỹ. Khoảng cách đó đã tăng lên trong năm nay khi các số liệu tiêu đề đã giảm.
Ở Hàn Quốc, sự xuất hiện của K-pop như một hiện tượng toàn cầu đã giúp đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của nước này, vốn phụ thuộc vào năng lực sản xuất và công nghệ.