Trong vòng 30 tháng, tuyến đường hầm xuyên núi của dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng vốn đầu tư 146.990 tỷ đồng đã hoàn thành.
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo với tổng vốn đầu tư 146.990 tỷ đồng là một trong ba dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông và được khởi công vào tháng 11/2021. Theo kế hoạch, dự án cao tốc sẽ được hoàn thành trước ngày 30/4/2024.
Sau 30 tháng, ngày 3/7/2023, hầm Núi Vung đã chính thức được đào thông. Đây là công trình xuyên núi quan trọng của dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, tạo nên một cột mốc quan trọng cho công tác đường găng và tiến độ công trình, đặt nền móng cho mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo đúng lộ trình.
Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo có điểm đầu tại km 54, phía sau nút giao Cam Ranh thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), điểm cuối tại Km 134+00, nút giao Vĩnh Hảo, trùng điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Tuyến đường cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc, giai đoạn đầu phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với vấn tốc thiết kế 80 km/h.
Trên tuyến cao tốc, hầm Núi Vung với chiều dài 2,2 km trở thành hầm dài nhất cao tốc Bắc Nam và là hầm lớn thứ 4 cả nước sau các hầm Hải Vân, Đèo Cả và Cù Mông. Hầm có quy mô 3 làn xe, bề rộng hàm 14m. Riêng hạng mục hầm Núi Vung có tổng vốn đầu tư vào khoảng 1.600 tỷ đồng.
Để có thể thực hiện được lộ trình thông hầm Núi Vung như kế hoạch đã đặt ra, công nghệ tiên tiến NATM của Áo đã được đưa vào quá trình xây dựng.
Theo đó, công nghệ NATM còn được gọi là "Phương pháp gia cố hầm theo phong cách Áo mới" nổi bật với những đột phá trong công nghệ bê tông phun. Đây cũng là công nghệ được các chuyên gia đánh giá cao vì sự linh hoạt và an toàn khi áp dụng vào các loại hình địa chất khác nhau, mang lại hiệu quả ưu việt hơn so với các phương pháp truyền thống.
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là khai thác tối ưu các ưu điểm về khả năng tự chỗng đỡ của địa hình, giúp giảm thiểu chi phí về vật liệu, nhân công, hiệu quả trong việc chống chịu áp lực địa chất tại các khu vực có nguy cơ động đất cao.
Trong quá trình đào hầm Núi Vung cũng được phát hiện điều kiện địa chất khác với hồ sơ kỹ thuật được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước đó nên đã có sự can thiệp kịp thời từ các chuyên gia đến từ Hội đồng Kiểm tra Nhà nước, Ban quản lý Dự án 85, và đơn vị tư vấn thiết kế và đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.
Nhà thầu cũng đã có thể tự cung khoảng 80% nhu cầu vật liệu đá cần thiết cho dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo nhờ quá trình chuyển hóa vật liệu đá thu được từ việc đào hầm, làm nền đường thành các loại cốt liệu khác nhau dùng cho bê tông xi măng, bê tông nhựa và làm móng cấp phối đá dăm.
Việc hầm Núi Vung được thông theo đúng tiến trình hỗ trợ đắc lực cho việc thi công cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo diễn ra thuận lợi mà không cần phải di chuyển vòng qua đường công vụ, giúp dự án sớm về đích.
Địa phương có hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á đưa loạt ‘đất vàng’ lên sàn đấu giá
Hầm chui 'giải cứu' tình trạng ùn tắc tại phía Nam TP. HCM sẽ thông xe vào tháng 7 tới