Kiến thức

Vị vua đầu tiên đưa môn Toán vào nội dung khoa cử ở Việt Nam: Có nhiều cải cách ‘đi trước thời đại’, thời gian trị vì ngắn nhất lịch sử phong kiến

Hải Châu 24/08/2024 12:04

Ông là người đầu tiên đưa Toán học vào nội dung thi cử chính thức trong triều đình phong kiến.

Sinh năm 1336 tại Đại Lại, Vĩnh Lộc (nay là xã Hà Đông, huyện Hà Trung, Thanh Hóa), Hồ Quý Ly, tên thật là Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Ông là người tiên phong sử dụng chữ Nôm để truyền bá văn hóa dân tộc, thông qua việc dịch các kinh, thư, thi và đặc biệt là dịch thiên “Vô dật” trong Kinh thư ra chữ Nôm để dạy cho vua và hoàng tử, cũng như các con cái của quan lại trong triều. Hồ Quý Ly còn soạn sách "Thi nghĩa" bằng chữ Nôm để giải thích về Kinh thi và sáng tác nhiều thơ ca bằng chữ Nôm.

Hồ Quý Ly đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Ảnh: Internet

Hồ Quý Ly đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Ảnh: Internet

Nhà Hồ tồn tại trong 7 năm (1400-1407) với 2 đời vua: Vua Hồ Quý Ly (1400) và vua Hồ Hán Thương (1401-1407). Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi nhưng triều đại nhà Hồ đã có những cải cách sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Ngay từ khi chưa lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc cải tổ giáo dục và thi cử. Năm 1396, ông cho sửa đổi chế độ thi cử, thiết lập kỳ thi hương ở các địa phương và kỳ thi hội tại kinh thành. Những người vượt qua kỳ thi hội còn phải hoàn thành một bài văn do vua đề ra để xác định thứ bậc.

Đáng chú ý, Hồ Quý Ly đã loại bỏ trường thi ám tả cổ văn và thay thế bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đồng thời đặt thêm trường thứ năm để thi viết chữ và Toán học. Với những cải cách này, Hồ Quý Ly đã trở thành người đầu tiên đưa Toán học vào nội dung khoa cử trong lịch sử Việt Nam. Những thay đổi này đã trở thành nền tảng cho hệ thống thi cử của Đại Việt suốt nhiều thế kỷ sau.

Hồ Quý Ly đã loại bỏ trường thi ám tả cổ văn và thay thế bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đồng thời đặt thêm trường thứ năm để thi viết chữ và Toán học. Ảnh: Báo Tiền Phong

Hồ Quý Ly đã loại bỏ trường thi ám tả cổ văn và thay thế bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đồng thời đặt thêm trường thứ năm để thi viết chữ và Toán học. Ảnh: Báo Tiền Phong

Ngoài giáo dục, Hồ Quý Ly còn tiến hành nhiều cải cách khác trong các lĩnh vực hành chính, luật pháp và kinh tế, được đánh giá là đi trước thời đại. Tuy nhiên, do những thủ đoạn để giành ngôi của nhà Trần, ông không nhận được sự ủng hộ từ quần chúng, dẫn đến sự thất bại của các cải cách. Năm 1407, trước sức ép xâm lược từ nhà Minh, triều đại nhà Hồ sụp đổ, đánh dấu sự chấm dứt của quốc hiệu Đại Ngu sau chỉ bảy năm tồn tại.

Ngày nay, thành nhà Hồ vẫn còn đó như một di sản quý giá, tượng trưng cho sự phát triển trong kiến trúc và kỹ thuật xây dựng. Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Ngày nay, thành nhà Hồ vẫn còn đó như một di sản quý giá, tượng trưng cho sự phát triển trong kiến trúc và kỹ thuật xây dựng. Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Ngày nay, thành nhà Hồ vẫn còn đó như một di sản quý giá, tượng trưng cho sự phát triển trong kiến trúc và kỹ thuật xây dựng, cùng với nỗ lực cải cách và xây dựng đất nước của Hồ Quý Ly. Các cải cách của ông, mặc dù ban đầu không được công nhận, đã được lịch sử đánh giá lại và ghi nhận một cách đúng đắn hơn.

>> Kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam sắp có quảng trường gần 200 tỷ đồng

Triều đại duy nhất trong lịch sử Việt Nam có hai vị vua ngồi chung một ngai vàng

Kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam sắp có KĐT ven biển hơn 260ha

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-vua-dau-tien-dua-mon-toan-vao-noi-dung-khoa-cu-o-viet-nam-co-nhieu-cai-cach-di-truoc-thoi-dai-thoi-gian-tri-vi-ngan-nhat-lich-su-phong-kien-d131261.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vị vua đầu tiên đưa môn Toán vào nội dung khoa cử ở Việt Nam: Có nhiều cải cách ‘đi trước thời đại’, thời gian trị vì ngắn nhất lịch sử phong kiến
POWERED BY ONECMS & INTECH