Vicostone (VCS): Từ kết quả kém sắc sau 9 tháng đến cam kết của lãnh đạo hồi đầu năm

01-11-2022 15:14|Minh Hiếu

Quan sát 5 quý gần nhất, giá trị hàng tồn kho của Vicostone liên tục tăng mạnh và lợi nhuận sau thuế cũng giảm đồng pha.

Nửa đầu tháng 10/2022, CTCP Vicostone (Mã VCS - HNX) đã công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt mức thấp nhất kể từ quý 3/2018 trong khi lợi nhuận sau thuế về đáy kể từ mức 176 tỷ đồng hồi quý 1/2017 (đáy 18 quý). 

Trong báo cáo tài chính vừa công bố, ông lớn ngành khai thác - chế biến khoảng sản (đá) này ghi nhận doanh thu đạt 1095 tỷ đồng doanh thu - giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tăng giá vốn bán hàng mạnh hơn cùng kỳ nên biên lãi gộp thu về chỉ ở mức 31,4% - giảm so với con số 36,5% YoY - tương ứng lợi nhuận gộp đạt 344 tỷ đồng.

Trong kỳ, công ty thu về 16 tỷ đồng doanh thu tài chính - tăng 3,8 tỷ so với quý 3 năm ngoái. Đồng pha, chi phí tài chính cũng tăng tới 54% lên 48,3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp của VCS lần lượt ghi nhận các mức 65 tỷ và 14,5 tỷ đồng.

Sau cùng, Vicostone báo lợi nhuận sau thuế đạt 201 tỷ - giảm sâu tới gần 59% so với quý 3/2021 đồng thời thấp hơn 46% so với mức ghi nhận trong quý liên trước.

Lũy kế 9 tháng năm 2022, Vicostone ghi nhận doanh thu tổng đạt 4.436 tỷ đồng - giảm 800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021 - tướng ứng 53% kế hoạch doanh thu cả năm. Công ty thu về 942 tỷ đồng lãi sau thuế - giảm gần 28% so với cùng thời điểm. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế giảm về mức 1.119 tỷ - tương ứng 46% kế hoạch lãi cả năm.

Phía doanh nghiệp cho biết, năm 2022, thị trường bất động sản và xây dựng nhà ở tại Bắc Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố như lạm phát, lãi suất.

Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng, thiết bị đồ dùng trong lĩnh vực nội thất bị thiếu hụt, giá cước vận tải tăng cao,… đang ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường bất động sản nói chung; việc tiêu thụ sản phẩm vì điều này cũng bị chậm lại.

Với nguồn doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh của Vicostone chịu tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu. Lạm phát gia tăng trên toàn cầu đang làm xói mòn thu nhập thực tế và mức sống của các hộ gia đình đồng thời làm giảm tiêu dùng. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đá giảm do không nằm trong nhóm hàng hóa thiết yếu.

Đại diện Vicostone nhấn mạnh, hoạt động xuất khẩu của Vicostone sẽ tiếp tục gặp khó khăn và trở ngại trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái; các hoạt động xuất khẩu tiếp tục gặp thách thức không chỉ gây tác động xấu trong việc thực hiện chỉ tiêu kinh doanh 2022 của Vicostone mà còn ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh công ty năm 2023.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của VCS ghi nhận mức 7.061 tỷ đồng bao gồm 1.032 tỷ đồng tiền mặt và tương đương, 2093 tỷ đồng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn. Đặc biệt, tồn kho của công ty tăng tới 680 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 2.670 tỷ - chiếm tới gần 38% tổng tài sản.

ton-kho-cua-vicostone-vcs-cac-quy-gan-day-dvt_-ty-dong-.png

Nợ phải trả của công ty ở mức 1.915 tỷ đồng - vẫn trong mức ổn định trong đó vay nợ tài chính hơn 1.540 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 80%). Vốn chủ sở hữu tăng lên 5.146 tỷ trong đó có gần 3.440 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Còn nhớ tại ĐHCĐ thường niên hồi cuối tháng 4/2022, khi trả lời về câu hỏi cổ đông về việc: "Tại sao VCS để kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm là 15% trong khi kết quả kinh doanh quý 1/2022 gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước? VCS có khả năng hoàn thành kế hoạch năm nay không?", đại diện doanh nghiệp cho biết: "Kế hoạch kinh doanh 2022 được lập trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích, phòng ngừa rủi ro, chủ động trong vấn đề cung ứng. Kế hoạch được khởi động từ tháng 10/2021 sau đó tiếp tục hoàn thiện và phê duyệt đầu năm 2022.

Thời gian qua, một số sự kiện khách quan diễn ra như khủng hoảng chính trị dẫn đến khủng hoảng đầu vào, giá dầu tăng, lạm phát… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhìn nhận tích cực và không điều chỉnh kế hoạch một cách tuỳ tiện, ngắn hạn mà giữ kế hoạch đã được nghiên cứu bài bản, thận trọng.

Chúng tôi vẫn nhìn nhận tích cực đồng thời giữ nguyên kế hoạch tăng trưởng 15% để phấn đấu đạt mục tiêu. Nếu đạt được thì sẽ là kết quả phi thường của năm nay, nếu không đạt được thì ít nhất cũng phải đi ngang so với năm trước.

LNST của Vicostone giai đoạn 2008 - 2021 (Đvt: tỷ đồng)

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCS giảm mạnh từ mức đỉnh lịch sử 122.600 đồng - phiên 15/10/2021 xuống còn 52.000 đồng thị giá - kết phiên 1/11/2022 - tương ứng mức giảm 57,6% sau 1 năm.

Được biết, Chủ tịch HĐQT Hồ Xuân Năng và CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A - doanh nghiệp do chính ông Năng là đại diện sở hữu vốn tại VCS đang nắm giữ lần lượt gần 6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,74%) và hơn 122,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 76,66%) vốn tại Vicostone. 

Vốn hóa cổ phần đang nắm giữ của nhóm này hiện là gần 6.690 tỷ đồng - giảm tới gần 8.940 tỷ đồng so với thời điểm cổ phiếu VCS lập đỉnh.

Xem thêm các bài viết liên quan đến #Kết quả kinh doanh quý 3/2022 #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh #lợi nhuận sau thuế

Vietnam Rubber Group (GVR) mang 14.000 tỷ đồng gửi ngân hàng, lãi quý I/2024 đạt 650 tỷ đồng

Đạm Phú Mỹ (DPM) mang 6.400 tỷ đồng đi gửi ngân hàng, LNST quý I/2024 đạt 268 tỷ đồng

Thành viên nhà DIC Corp (DIG) báo lãi quý I gấp 9 lần

Bài thuộc chủ đề KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 3/2022
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vicostone-vcs-tu-ket-qua-kem-sac-sau-9-thang-den-cam-ket-cua-lanh-dao-hoi-dau-nam-156178.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vicostone (VCS): Từ kết quả kém sắc sau 9 tháng đến cam kết của lãnh đạo hồi đầu năm
POWERED BY ONECMS & INTECH