Việt Nam phải giải ngân hết 30 tỷ USD vốn đầu tư công mới đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023

04-04-2023 17:09|Khả Ngân

ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay là 6,5% và đầu tư công chính là động lực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Trong họp báo công bố Triển vọng Phát triển Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng ngày 4/4, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 là 6,5% và 6,8% vào năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo dự báo, năm nay kinh tế Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân trong năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam đương đầu với những bất lợi này.

tang-truong-kinh-te.jpg

Theo ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, đầu tư công sẽ là động lực then chốt khác cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và 2024, giúp thúc đẩy ngành xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan khác. Cùng với việc nhanh chóng chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ trong tháng 3, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng mang lại tác động đa chiều, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế.

Ông Nguyễn Minh Cường - chuyên gia kinh tế trưởng ADB - nhận định, Việt Nam cần đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay. Đại diện ADB nhấn mạnh: Tăng trưởng phụ thuộc vào đột phá ở 3 lĩnh vực.

Đột phá thứ nhất đến từ lĩnh vực đầu tư công. Cụ thể, dự kiến một lượng lớn vốn đầu tư công sẽ được giải ngân trong năm 2023. Chính phủ cam kết giải ngân 30 tỷ USD trong năm nay, trong đó 90% đã được phân bổ cho các bộ ngành và tỉnh để giải ngân từ tháng 1/2023.

“Có thể thấy, 30 tỷ USD là một con số rất là lớn nhưng cũng sẽ là một đột phá rất mạnh. Bởi vì nếu như Việt Nam giải ngân được hết 30 tỷ USD thì sẽ đóng góp khoảng 1% vào GDP của cả nước”, ông Cường cho hay.

Thứ hai là việc Việt Nam chuyển hướng sang chính sách nới lỏng. Theo đó, vào ngày 7/3, Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng trung ương hành động để hỗ trợ thanh khoản và phục hồi kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra quyết định trong bối cảnh thị trường vốn căng thẳng, khiến tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt và ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư.

Cuối cùng là việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa. Theo kinh tế trưởng ADB, các lĩnh vực từ từ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng mạnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi kinh tế ở Việt Nam.

Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế Việt Nam trong quý 1/2023 chỉ ra rằng tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý 1/2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.

Quốc gia Đông Nam Á chỉ nhỏ bằng 1 huyện của Việt Nam nhưng GDP bình quân đầu người cao ngất ngưởng, khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ

Một thành phố tại Việt Nam sẽ trở thành 'mỏ vàng' nhận đầu tư quốc tế tiếp theo tại Châu Á?

Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về thu ngân sách, chiếm 30% GDP cả nước

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-phai-giai-ngan-het-30-ty-usd-von-dau-tu-cong-moi-dat-muc-tieu-tang-truong-65-nam-2023-176872.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam phải giải ngân hết 30 tỷ USD vốn đầu tư công mới đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023
POWERED BY ONECMS & INTECH