Doanh nghiệp

Việt Nam 'tóm hụt' loạt siêu dự án của các 'đại bàng': Nguyên nhân do đâu?

Thảo Đan 03/07/2024 - 17:10

Trong thời gian qua, có rất nhiều tập đoàn lớn đã đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam.

Theo báo cáo về dự thảo nghị định thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, các chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa tương thích với bối cảnh mới. Cụ thể, chính sách chưa đa dạng, chỉ dựa vào các hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập (miễn, giảm thuế), ưu đãi tiền thuê đất, chưa có ưu đãi dựa trên chi phí.

Trong bối cảnh có nhiều thay đổi, đặc biệt với sự ra đời của Thuế tối thiểu toàn cầu, các chính sách chưa bắt kịp với cập nhật mới, thông lệ quốc tế. Ngoài ra, pháp luật về ngân sách chưa có quy định về chi ngân sách cho các hình thức hỗ trợ đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư.

Do đó, trong thời gian qua, có nhiều tập đoàn lớn đã đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng pháp luật chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước nên họ chuyển sang quốc gia khác.

Theo báo cáo, một số tập đoàn như LG Chemical, đề xuất dự án sản xuất pin với đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí sản xuất (tiền mặt), sau đó chuyển sang Indonesia; Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, đề xuất Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, sau đó chuyển sang Ba Lan; tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đã khảo sát, dự kiến đầu tư, nhưng Việt Nam không đáp ứng được về hỗ trợ theo chi phí và lao động công nghệ cao có sẵn, nên đã chuyển sang Malaysia...

>> Việt Nam sẽ trở thành 'cứ điểm' sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của 'gã khổng lồ' Samsung

LG trở thành dự án FDI lớn nhất Hải Phòng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Một nhà máy của LG tại Việt Nam

Bên cạnh đó, một số dự án công nghệ cao có quy mô lớn cũng chững lại, chờ đợi chính sách mới của Việt Nam. Đáng nói như Samsung, tập đoàn cho biết sẽ dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ; LG đang tạm dừng kế hoạch đầu tư mới sản xuất thiết bị điện tử trị giá 5 tỷ USD, SMC (Nhật) đang xem xét đầu tư 500 triệu - 1 tỷ USD tại Đồng Nai.

Bộ khẳng định, Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để đối phó với ảnh hưởng của Thuế tối thiểu toàn cầu, ngăn chặn làn sóng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Việt Nam.

Vì vậy, theo dự thảo mới nhất của bộ, Quỹ hỗ trợ đầu tư sẽ có nguồn thu là NSNN cấp từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và các nguồn ngân sách nhà nước khác; nguồn đóng góp, viện trợ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; lãi từ tài khoản tiền gửi (nếu có); tồn dư quỹ hàng năm; và các nguồn khác.

Quỹ sẽ hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án ứng công nghệ cao, doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Các hỗ trợ chi phí bao gồm chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí đầu tư tài sản cố định, chi phí sản xuất sản phẩm công nghệ cao, và chi phí đầu tư hệ thống công trình hạ tầng xã hội.

>> Đưa loạt 'đại bàng' đến lập 'cứ điểm', Hàn Quốc đứng No.1 trong 146 nhà đầu tư FDI tại Việt Nam

6 Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam, hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD thương mại song phương

Chi hơn nghìn tỷ làm dự án nuôi tôm công nghệ cao, một nhà đầu tư bất ngờ 'đem con bỏ chợ'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-tom-hut-loat-sieu-du-an-cua-cac-dai-bang-nguyen-nhan-do-dau-240914.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam 'tóm hụt' loạt siêu dự án của các 'đại bàng': Nguyên nhân do đâu?
POWERED BY ONECMS & INTECH