Vinaconex (VCG) báo lãi sau thuế 931 tỷ đồng năm 2022, tăng 79% so với cùng kỳ.
Vinaconex phát hành 48 triệu cổ phiếu trả cổ tức
Ngày 15/6 tới đây Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã chứng khoán VCG) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 48,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022. Tỷ lệ phát hành 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 10 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 485 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất kiếm toán năm 2022.
Năm 2022 Vinaconex đạt 8.453 tỷ đồng doanh thu, tăng 47% so với năm 2021, chủ yếu nhờ tăng doanh thu hoạt động xây lắp. Trong năm, nhờ thu lãi từ đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư tại Vinaconex ITC vào doanh thu tài chính, nên doanh thu tài chính tăng mạnh gấp đôi cùng kỳ, lên hơn nghìn tỷ nên lợi nhuận sau thuế thu về gần 931 tỷ đồng, tăng trưởng 79% so với số lãi 520 tỷ đồng đạt được năm 2021. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 782 tỷ đồng.
Còn kết quả kinh doanh quý 1/2023, doanh thu vẫn đạt mức tăng 47,4% so với cùng kỳ, tuy vậy không còn khoản doanh thu tài chính lớn như cùng kỳ, nên lợi nhuận sau thuế còn chưa đến 19 tỷ đồng.
Lũy kế đến 31/12/2022 Vinaconex còn 1.683 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, ngoài ra công ty còn 40 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, 160 tỷ đồng vốn khác thuộc chủ sở hữu và 16 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Vinaconex đang gia tăng nợ vay tài chính
Vinaconex đạt quy mô tổng tài sản gần 32.000 tỷ đồng đến 31/12/2022 – tăng 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó tổng nợ phải trả 22.068 tỷ đồng, giảm 1.273 tỷ đồng so với đầu kỳ. Tuy vậy dư vay nợ thuê tài chính lại tăng lên: Dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 5.345 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 300 tỷ đồng so với đầu kỳ. Dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 8.268 tỷ đồng, tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong số nợ vay tài chính, có gần 3.800 tỷ đồng là vay trái phiếu phát hành, giảm hơn 1.100 tỷ đồng so với đầu năm. Các trái chủ của Vinaconex là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2.200 tỷ đồng) và VPBank với 1.600 tỷ đồng.
Ở phần có, tiền và tương đương tiền còn hơn 1.700 tỷ đồng, giảm 1.100 tỷ đồng so với đầu năm. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn còn 1.616 tỷ đồng, giảm 2.254 tỷ đồng so với đầu kỳ - chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Vinaconex còn hơn 1.300 tỷ đồng nợ xấu
Vinaconex ghi nhận nợ xấu đến cuối năm 2022 đã giảm đáng kể khoảng 750 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, xuống còn 1.340 tỷ đồng. Trong đó giá trị có thể thu hồi chưa đến 211 tỷ đồng.
Khoản nợ xấu lớn nhất nằm ở Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh với dư nợ 647 tỷ đồng (giảm khoảng 150 tỷ đồng so với đầu năm). Số này dự kiến không có khả năng thu hồi. Còn lại chủ yếu tập trung ở các đối tượng khác.
Giá trị hàng tồn kho tăng mạnh
Tổng giá trị hàng tồn kho của Vinaconex đến cuối năm lên đến hơn 7.100 tỷ đồng, tăng 3.600 tỷ đồng so với đầy năm, trong đó chủ yếu gia tăng tồn kho liên quan hoạt động xây lắp và kinh doanh bất động sản.
Hoạt động kinh doanh bất động sản có giá trị tồn kho lớn nhất là Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá Cát Bà với hơn 1.800 tỷ đồng. Ngoài ra tồn kho ở dự án 93 Láng Hạ cũng rất cao với 1.253 tỷ đồng; ở dự án Đại lộ Hòa Bình, Quảng Ninh với 836 tỷ đồng và Dự án Phú Yên với 816 tỷ đồng.
Các chi phí xây dựng dở dang ở Dự án Khu du lịch Cái Giá Cát Bà và Thủy điện Đắk Ba đều được Vinaconex dùng làm tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu phát hành.
Vinaconex sẽ thoái vốn tại công ty chuyên cung cấp bê tông cho dự án sân bay Long Thành
Cao tốc 12.000 tỷ đồng do 2 liên danh Vinaconex và Lizen thi công dự kiến thông xe trước 30/4/2025