VN-Index 'đánh rơi' 21 điểm, lợi suất trái phiếu Chính phủ bất ngờ tăng mạnh

09-03-2024 13:44|Hải Băng

Đánh giá giai đoạn hiện tại, Chuyên gia MBS, Digi Invest cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết để thị trường tích lũy lại và thanh lọc các nhà đầu tư cho nhịp tăng tiếp theo.

Kết thúc phiên giao dịch ngay 8/3, VN-Index giảm 21,11 điểm (-1,66%) về lại 1.247,35 điểm, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số từ cuối tháng 11/2023 đến hiện tại. Với diễn biến trên, VN-Index đã mất mốc hỗ trợ 1.250 điểm.

Đồng thời, lợi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam bất ngờ tăng mạnh trong phiên giao dịch cùng ngày. Tại thời điểm 14h35, chỉ số VN10Y (lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm) tăng 4,85% lên 2,616%, chỉ số VN05Y (lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm) tăng 5,21% lên 1,656%.

Trước đó, VN10Y diễn biến "khá yên bình" trong 4 tháng ở quanh vùng 2,4%.

Lợi suất trái phiếu tăng trong bối cảnh tỷ giá hiện tại là 24.650 VND/USD, giảm 0,12% so với phiên 7/3, tuy nhiên đây đang là vùng đỉnh của giai đoạn tháng 10/2023, thời điểm Nhà nước liên tục hút ròng VND thông qua tín phiếu.

VN-Index 'đánh rơi' 21 điểm, lợi suất trái phiếu Chính phủ bất ngờ tăng mạnh
Chỉ số VN10Y tăng lên 2,616%

Đánh giá tác động của tỷ giá và lợi suất trái phiếu thời điểm hiện tại, ông Ngô Vương Công - Chuyên gia MBS, Chuyên gia Digi Invest nhận định, lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024, có xu hướng tăng ở các kỷ hạn, cụ thể lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ phát hành đầu tháng 3 tăng khoảng 0,03%/năm (so với cuối tháng 1) tại hầu hết các kỳ hạn. Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng tạo ra một tâm lý lo ngại về việc hút cung tiền, nhằm kìm chế lạm phát, giảm áp lực tỷ giá, đồng thời làm giảm lượng tiền nhàn rỗi đi vào các kênh đầu tư, gây ảnh hưởng tâm lý về việc thị trường chứng khoán sẽ điều chỉnh giảm trong ngắn hạn.

Về mặt tâm lý thị trường, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đã thận trọng hơn khi nhận định Chính phủ sẽ hút tiền về thông qua kênh trái phiếu, nhằm giảm áp lực lên tỷ giá, và lạm phát cũng như không thể duy trì được môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế như đã diễn ra vào cuối tháng 9/2023.

"Theo góc nhìn của tôi, nhà đầu tư chứng khoán sẽ tập trung quan tâm tới 2 vấn đề chính: (1) Sức ép lên tỷ giá, khi tỷ giá vnd/usd lần lượt vượt đỉnh (ii) Các công cụ về chính sách tiền tệ giúp đẩy mạnh sự hồi phục của nền kinh tế. Như chúng ta đã biết, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024: 6,0 – 6,5%, lạm phát 4,5% so với thực tế tăng trưởng 5,05% lạm phát 3,25% của năm 2023, Ngân hàng Nhà nước gần như không có sức ép nào trong việc thúc đẩy tín dụng, ngoại trừ việc các hoạt động kinh tế có thực sự hồi phục hay không", ông Công chia sẻ.

Ngoài ra, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được cải thiện trong tháng 2 lên 50,4 điểm, tăng nhẹ so với 50,3 điểm của tháng 1, điều này đã phản ánh, việc NHNN duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp ở mức kỷ lục đã có tác động tích cực tới các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng mở rộng sản xuất…các yếu tố này sẽ tác động tích cực tới lợi nhuận của doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2024.

Nhận định về thị trường, Chuyên gia MBS, Digi Invest cho rằng, VN-Index đã trải qua một đợt tăng mạnh từ tháng 11/2023 đến nay với mức tăng 122 điểm từ 1.116 điểm lên 1.247điểm vào kết thúc phiên ngày 8/3. Nên việc thị trường điều chỉnh là cần thiết về các vùng tích lũy và thanh lọc nhà đầu tư trước khi tiến lên các mốc cao hơn trong năm 2024 để phán ánh các chuyển biến vĩ mô nói trên.

>> [LIVE] Thị trường ngày 8/3: VN-Index bất ngờ giảm mạnh, nguồn cơn bắt nguồn từ BID?

Khối ngoại mua ròng trăm tỷ đồng hai cổ phiếu bất động sản

Lãnh đạo và người thân lãnh đạo Thế giới Di động (MWG) liên tiếp đăng ký bớt cổ phần

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vn-index-danh-roi-21-diem-loi-suat-trai-phieu-chinh-phu-bat-ngo-tang-manh-225687.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    VN-Index 'đánh rơi' 21 điểm, lợi suất trái phiếu Chính phủ bất ngờ tăng mạnh
    POWERED BY ONECMS & INTECH