VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

26-02-2023 07:23|Hồ Nga

FE Credit lỗ 3.000 tỷ đồng trong năm 2022 và dự kiến còn lỗ khoảng 700 tỷ đồng năm 2023 trước khi có lãi trở lại.

FE Credit lỗ 3.000 tỷ đồng nhìn từ tư liệu báo cáo của Vndirect

Công ty Chứng khoán VnDirect vừa có báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán VPB).

Nội dung ghi nhận lợi nhuận ròng quý 4/2022 giảm 6,7% so với cùng kỳ do chi phí dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.140 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Phân tích cụ thể từng mảng kinh doanh, nói về FE Credit, VnDirect cho rằng hoạt động kinh doanh của FE Credit phục hồi chậm hơn nhiều so với dự kiến mà nguyên nhân được đưa ra là do điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến đến nhóm thu nhập thấp – vốn là khách hàng chính của FE Credit.

Đây cũng là nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 20,4% trong quý 4/2022 và chi phí dự phòng tăng mạnh đến 82% so với cùng kỳ quý 4/2022 và tăng 23% trong năm 2022. Tính chung cả năm FE Credit ghi nhận lỗ trước thuế 3.000 ỷ đồng.

Với bối cảnh vĩ mô vẫn đầy thách thức, VnDirect nhận định năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn với FE Credit. Do đó VnDirect cũng cho rằng FE Credit sẽ lỗ trước thuế khoảng 700 tỷ đồng trong năm 2023 trước khi quay trở lại có lãi vào năm 2024.

Đến sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng mẹ VPBank

VnDirect cho rằng chính việc tăng tỷ trọng phân khúc cho vay bán lẻ & SME và phân khúc cho vay có rủi ro cao như bất động sản cùng với LDR cao hơn đã góp phần làm tỷ suất sinh lời tăng trên tài sản. Tuy vậy mặt trái là nợ xấu có xu hướng gia tăng trong năm 2022.

Báo cáo ghi nhận VPBank là một trong 2 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm các ngân hàng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng mạnh trong những quý cuối năm 2022.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

VnDirect cho rằng chất lượng tài sản tại ngân hàng mẹ VPBank đã giảm sút trong năm 2022 với tỷ lệ nợ xấu tăng 80 điểm cơ bản so với cùng kỳ, lên 2,8% vào cuối năm 2022. Tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank đến 31/12/2022 lên đến 438.338 tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh chóng trong đó nợ có khả năng mất vốn 7.160 tỷ đồng – tăng 250% so với cùng kỳ; nợ nghi ngờ tăng 33% so với năm cùng kỳ.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Trong cơ cấu nợ vay của VPBank, cho vay hộ kinh doanh, cá nhân 257.194 tỷ đồng. Dư nợ theo ngành, cho vaythì bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy 44.2228 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Cho vay kinh doanh bất động sản 67.593 tỷ đồng, tăng 58,8% so với đầu kỳ. Trong khi đó hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 2/3 xuống còn hơn 7.200 tỷ đồng.

VnDirect cho biết lợi nhuận quý 4/2022 của VPBank giảm mạnh do chi phí dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh. Tổng chi phí dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đến 31/12/2022 là 13.675 tỷ đồng, tăng 38,2% so với năm 2021.

Số liệu cụ thể, trong đó dự phòng rủi ro trích lập trong năm 21.884 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ đồng so với cùng kỳ. Một con số đáng chú ý khác là số sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 18.654 tỷ đồng, tăng gần 5.000 tỷ đồng so với năm 2021.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Lãnh đạo VPBank đưa ra 3 lý do chính đằng sau sự suy yếu chất lượng tín dụng là (1) lãi suất cho vay cao hơn (2) nợ tái cấu trúc do Covid chuyển thành nợ xấu và (3) là khả năng tiếp cận tín dụng của một số khách hàng bị hạn chế.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Nói về triển vọng năm 2023, Vndirect còn cho rằng nợ xấu sẽ gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Chi phí dự phòng tại ngân hàng mẹ VPBank sẽ tăng khoảng 15% so với cùng kỳ giai đoạn 2023-2024, lên khoảng 10.000 tỷ đồng năm 2023 đến khoảng 12.300 tỷ đồng năm 2024.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Dự phóng FE Credit lỗ thêm 700 tỷ đồng năm 2023 trước khi có lãi trở lại năm 2024

Ước tính của VnDirect về khoản cho vay của FE Credit ghi nhận dư nợ cho vay giảm khoảng 2,7% so với cùng kỳ khi tính khoản cho vay 4.570 tỷ đồng mà FE Credit đã bán cho ngân hàng mẹ.

Tuy chi vay tăng, nhưng FE Credit lại lỗ 3.000 tỷ đồng trước thuế năm 2022 thay vì số lãi 610 tỷ đồng đạt được năm 2021 là do chi phí hoạt động và dự phòng tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu nhảy vọt từ 13,6% vào cuối năm 2021 lên 20,4% vào cuối năm 2022.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Không chỉ VnDirect nhận định, mà ban lãnh đạo ngân hàng mẹ VPBank cũng cho rằng năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với FE Credit, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2023. VPBank dự kiến tốc độ tăng trưởng cho vay chung sẽ chậm lại nhưng sẽ tập trung vào khách hàng ít rủi ro.

VPBank dự phóng tăng trưởng cho vay FE Credit năm 2023 đạt 5% và lỗ khoảng 700 tỷ đồng. Dự kiến sang năm 2024 tình hình khả quan hơn, FE Credit kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng cho vay đạt mức 8% và ước lợi nhuận trước thuế khoảng 1.300 tỷ đồng.

Kỳ vọng vào công ty chứng khoán VPBank

Nhìn vào nhóm các công ty con của VPBank, bản báo cáo của Chứng khoán VnDirect có góc nhìn từ Chứng khoán VPBank (VPBS). Những tháng cuối năm 2022 VPBank đầu tư thêm 6.000 tỷ đồng vào Chứng khoán VPBank, đưa công ty chứng khoán này trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất.

Tăng vốn, đổi tên, lột xác từ cái tên cũ Chứng khóa ASC, Chứng khoán VPBank có năm 2022 tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu năm 2022 đạt 773 tỷ đồng – gấp 71 lần năm 2021. Lợi nhuận trước thuế 542 tỷ đồng.

VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit

Chứng khoán VPBank nổi lên với các giao dịch liên quan trái phiếu. Giá trị giao dịch của nhà đầu tư trong năm đã đạt hơn 37.700 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm hơn 12.700 tỷ đồng còn lại là giao dịch trái phiếu với tổng giá trị hơn 25.000 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán VPBank cũng thực hiện các giao dịch trong năm tổng giá trị hơn 67.640 tỷ đồng – và tất cả đều là các giao dịch trái phiếu.

Không chỉ "thiên" về các giao dịch trái phiếu, tài sản của Chứng khoán VPBank cũng "dính" nhiều đến trái phiếu. Tiền và tương đương tiền đến 31/12/2022 đạt hơn 5.100 tỷ đồng (đầu kỳ 81 tỷ đồng), trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn là toàn bộ hơn 5.100 tỷ đồng.

Tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ FVTPL 7.452 tỷ đồng, trong đó có 225 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và 7.227 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết.

Tổng nợ phải trả đến 31/12/2022 hơn 679 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 420 tỷ đồng. Chủ nợ là Ngân hàng An Bình và BIDV, trong đó tổng dư vay nợ tại BIDV gần 220 tỷ đồng và dư vay nợ tại An Bình Bank 200 tỷ đồng.

VnDirect kỳ vọng Chứng khoán VPBank sẽ sớm ghi dấu ấn trong mảng môi giới chứn khoán và trở thành động lực tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận quan trọng cho toàn VPBank.

VPBank (VPB) tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả kỳ hạn

Top 10 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất năm 2023

Một ngân hàng được dự báo lợi nhuận tăng 90%, cổ phiếu kỳ vọng tăng 18%

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vpbank-gia-tang-no-xau-goc-nhin-tu-khoan-lo-3000-ty-dong-cua-fe-credit-171076.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
VPBank gia tăng nợ xấu: Góc nhìn từ khoản lỗ 3.000 tỷ đồng của FE Credit
POWERED BY ONECMS & INTECH