Sóng xung kích từ vụ nổ bao phủ 132ha mặt đất và san bằng khu dân cư Richmond. Nhiệt độ ở thời điểm phát nổ vượt trên 5.000 độ C.
Trước khi bom nguyên tử ra đời, thế giới chứng kiến một vụ nổ tàu thảm khốc có sức công phá tương đương 3.000 tấn thuốc nổ TNT. Sự kiện này được xem là vụ nổ lớn nhất do con người gây ra trước năm 1945 (thời điểm Mỹ cho nổ bom hạt nhân xuống 2 thành phố của Nhật Bản).
Vào tháng 12/1917, Thế chiến I kéo dài sang năm thứ ba. Halifax, nằm ở bờ biển phía Đông Canada, đóng vai trò cảng biển quan trọng đối với vận chuyển binh sĩ và quân nhu sang châu Âu, theo Business Insider. |
Buổi sáng mùa đông ngày 6/12/1917, một thuyền trưởng người Pháp đưa tàu SS Mont Blanc vào con kênh dẫn tới cảng Halifax. Khoảng 8 giờ 30 phút sáng, khi con tàu đi vào đoạn kênh hẹp, còn được gọi là nút cổ chai, thuyền trưởng phát hiện thứ mà ông không ngờ tới: tàu chở hàng Na Uy tên SS Imo đang hướng thẳng về phía ông.
Hai tàu khổng lồ thổi còi, cố gắng tránh nhau trong “nút cổ chai” nhưng vô ích. Hai mũi tàu va chạm mạnh vào nhau, bắt đầu một trong những tai nạn hàng hải kinh hoàng nhất thế giới.
Theo Washington Post, thứ tàu đâm phải là "quả bom" nặng 3.000 tấn. Tàu Mont Blanc khi đó chở đầy đạn dược chuẩn bị cho Thế chiến 1 với 2.367 tấn axit picric, 62 tấn bông thuốc súng, 250 tấn thuốc nổ TNT và 246 tấn benzol đựng trong các thùng dưới boong tàu.
Tàu SS Mont Blanc khi đó chở đầy đạn dược chuẩn bị cho Thế chiến 1 |
Theo kế hoạch, để rời khỏi Bedford Basin - nơi đậu những con tàu, hai chiếc tàu phải đi qua một con kênh hẹp. Tuy nhiên, do bị trễ giờ và di chuyển sai làn, tàu Imo đã không chịu nhường đường và đâm vào tàu Mont Blanc. Dù vụ va chạm diễn ra ở tốc độ chậm, những thùng benzol vẫn đổ, khiến nhiên liệu bốc cháy. Vài phút sau, tàu Mont Blanc phát nổ với lực tác động bằng 2.989 tấn thuốc nổ TNT.
Hiện trường vụ nổ cảng Halifax ngày 6/12/1917 |
Vụ va chạm tạo ra vụ nổ nhân tạo lớn nhất trong thời kỳ tiền hạt nhân, theo các nhà phân tích. Nó tàn phá thành phố cảng sầm uất, giết chết hơn 2.000 người và làm bị thương hơn 5.000 người - gần 12% dân số của khu vực Halifax. Chiếc tàu sắt khổng lồ thậm chí còn biến mất, tan ra thành nhiều mảnh. Các mảnh vỡ bay vào khu dân cư cách xa cảng nhiều km.
Sóng xung kích từ vụ nổ bao phủ 132ha mặt đất và san bằng khu dân cư Richmond. Nhiệt độ ở thời điểm phát nổ vượt trên 5.000 độ C. Chưa hết, vụ nổ còn tạo ra một cơn sóng thần cao tới 18m, theo Live Science. Sóng thần đổ vào bờ kết hợp với sóng xung kích đã san phẳng diện tích dân cư rộng 2,5km vuông. Các tòa nhà đổ sập, đè lên hệ thống điện và tiếp tục gây cháy nổ, theo trang The Canadian Encyclopedia.
Cột khói bốc lên cao từ vụ nổ tàu |
Trớ trêu thay, gần như tất cả thủy thủ trên Mont Blanc đều sống sót, trừ một người bị đâm bởi mảnh vỡ. Toàn bộ thủy thủy của tàu Imo thiệt mạng, bao gồm đội trưởng và người điều hướng. Hai thợ lặn làm việc dưới đáy cảng lúc đó đã sống sót trong khi những người giúp đỡ họ trên bờ thì không.
Cảnh tượng tan hoang ở Halifax sau vụ nổ |
Trong những giờ sau đó, hàng ngàn thành viên quân đội, thủy thủ, thợ sửa ống nước và những người dân địa phương khác ở Halifax đổ xô đến khu vực bị tàn phá. Y tá quân đội, những người đã quen với thương vong hàng loạt bắt tay hành động. Bác sĩ phẫu thuật hoạt động không ngừng trong điều kiện không có gì ngoài thuốc gây mê. Bác sĩ nhãn khoa George Cox đã loại bỏ 79 nhãn cầu bị phá hủy trong vòng 48 giờ.
Trong vài phút, lực lượng hỗ trợ nước ngoài từ tàu hải quân Mỹ và Anh cũng có mặt. Vụ nổ trở thành tin đầu trang trên toàn thế giới và Halifax tiếp tục được hỗ trợ vòng vài ngày.
Người ta có thể cảm nhận được sóng xung kích kể cả khi đứng cách xa vụ nổ 177km. Các tòa nhà bị đổ sập, đè lên hệ thống điện và tiếp tục gây cháy nổ trên diện rộng |
Vụ nổ Halifax trở thành “tiêu chuẩn” để đánh giá mức độ của các vụ nổ khác trong nhiều thập kỷ, cho đến khi vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản, thay thế vị trí đứng đầu của nó vào năm 1945.
Trong thảm kịch Halifax, thi thể nằm la liệt trên đống đổ nát. Ký ức này ám ảnh thành phố cho đến tận ngày nay, người phụ trách lịch sử biển tại Bảo tàng Nova Scotia ở Canada cho biết: "Đó là cảnh tượng giống với New York sau ngày 11/9".
Một trong những ngôi nhà bị hư hại do vụ nổ Halifax |
Cho đến ngày nay, những người làm vườn thi thoảng vẫn đào được kim loại từ vụ nổ. Vài năm trước, một gia đình tìm thấy mảnh thân tàu và mang đến Bảo tàng Hàng hải.
Cuộc điều tra ban đầu cho rằng lỗi là của Mont Blanc, đặc biệt là thuyền trưởng và người điều hướng Francis Mackey vì không tránh được va chạm nguy hiểm. Nhưng các cuộc điều tra sau đó nói rằng trách nhiệm thuộc về cả hai tàu.
Dù vậy, sự kiện này vẫn luôn được tưởng nhớ bằng các nghi lễ hay triển lãm tại Canada cũng như trên thế giới.
>> Phong tỏa hiện trường núi lở, 20.000m3 đất đá cuốn phăng đập thủy điện