Xuất hiện dòng tiền lạ chủ động gom sàn hàng triệu cổ phiếu DLG (Đức Long Gia Lai)
Sau phiên bán sàn ngày 13/10, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai đã chiết khấu 31% trong 2 tháng giao dịch gần nhất.
Ngày 9/10, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ra quyết định mở thủ tục phá sản với CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã DLG - HOSE) sau khi xem xét đơn yêu cầu của CTCP Lilama 45.3 (tỉnh Quảng Ngãi) do DLG mất khả năng thanh toán.
Đến ngày 12/10, phía Đức Long Gia Lai đã gửi đơn khiếu nại tới Toà án Nhân dân tỉnh Gia Lai đề nghị toá án thu hồi quyết định mở thủ tục phá sản hoặc ra quyết định đình chỉ mở thủ tục phá sản đã ban bố.
Ngay sau khi thông tin Đức Long Gia Lai bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản phát đi ngày 12/10, ngay đầu phiên giao dịch 13/10, cổ phiếu DLG lập tức giảm sàn ngay ATO với gần 0,7 triệu đơn vị được sang tay. Mã đóng phiên duy trì mức giá sàn 2.420 đồng/cp; khối lượng khớp lệnh gần 2,8 triệu đơn vị và dư bán sàn 9,2 triệu cp.
Đáng chú ý, dù xuất hiện thông tin bất lợi song cổ phiếu DLG vẫn ghi nhận tới 74% lượng giao dịch được mua chủ động tại mức giá sàn. Đây là diễn biến khá lạ so với các cổ phiếu cùng cảnh ngộ như FLC, NVL, PDR, IDJ, HPX trong phiên đầu tiên sau khi xuất hiện thông tin bất lợi.
Diễn biến khớp lệnh cổ phiếu DLG phiên 13/10/2023 |
Xem thêm: Tiền vào cổ phiếu DLG: Nhịp tăng bền hay "cú đánh lên gấp gáp" của tạo lập?
Quan sát, nhịp điều chỉnh 5 tuần gần nhất của cổ phiếu Đức Long Gia Lai gần như vắng bóng giao dịch của dòng tiền lớn, các hoạt động mua bán chủ yếu được thực hiện bởi dòng tiền đầu cơ và nhóm nhỏ lẻ.
Thông thường trong các nhịp điều chỉnh mạnh, xu hướng giao dịch cổ phiếu chủ yếu là động thái bán ra của dòng tiền nhỏ lẻ và được gom vào nhóm đầu cơ.
Trước đó trong cơn hoảng loạn tại cổ phiếu HPX (CTCP Đầu tư Hải Phát) khi mã nhận thông báo đình chỉ giao dịch trên HOSE từ ngày 18/9, nhà đầu tư Hoàng Văn Toàn đã thực hiện các lệnh mua với tổng khối lượng hơn 49,6 triệu cổ phiếu HPX qua đó nâng lượng nắm giữ lên trên 50,3 triệu cp (tỷ lệ 16,54% vốn Hải Phát) và ngồi ghế cổ đông lớn kể từ ngày 14/9.
Ngoài ra, các bên liên quan là CTCP Đầu tư Toàn Tín Phát, bà Hoàng Thị Ý, ông Nguyễn Việt Dũng và bà Hoàng Thị Như cũng đang sở hữu tổng cộng 35,12 triệu cổ phiếu HPX (tỷ lệ 11,54%).
Sau các giao dịch, tổng sở hữu của nhóm nhà đầu tư này tăng lên mức 85,44 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 28,08% vón). Con số này giúp ông Toàn và các bên liên quan có quyền biểu quyết cao nhất tại Hải Phát - vượt nhóm của nhà sáng lập Đỗ Quý Hải.
Cuối tháng 11/2022, HPX từng xuất hiện phiên giải cứu giá sàn ở mức kỷ lục với hơn 165 triệu cổ phiếu được sang tay (tương đương hơn 50% vốn) |
Cần nhấn mạnh rằng, trước khi các giao dịch của nhóm ông Toàn xuất hiện, cổ phiếu HPX liên tục giảm sàn với trạng thái mất thanh khoản và dư bán giá sàn nhiều phiên đạt 70 - 80 triệu cp. Thậm chí nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia nắm giữ đã nghĩ đến việc mắc kẹt vốn tại cổ phiếu Hải Phát ít nhất nửa năm.
Xem thêm: Hải Phát (HPX) “thay máu” ban lãnh đạo?