Xuất khẩu nông sản Việt sang EU: Tiềm năng hay khó khăn?

02-01-2022 20:01|Thanh Bình

Xuất khẩu nông sản sang EU cần sâu sát hơn trong việc đánh giá thực tế tình trạng tiêu thụ của nông sản Việt tại đây.

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại ổn định và quan trọng nhất của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai chỉ đứng sau Mỹ. Ở một góc nhìn khác, tỷ trọng nhập khẩu hàng Việt Nam của EU có thực sự đủ lớn để kỳ vọng không? Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã phát biểu: “Đừng nghĩ xuất được một vài chuyến hàng nông sản là chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài”.

Xuất khẩu sang EU cần sâu sát hơn trong việc đánh giá thực tế tình trạng tiêu thụ của nông sản Việt tại đây cũng như phân tích người tiêu dùng để có cái nhìn chiến lược, thay vì chỉ bán mùa vụ ngắn hạn như hiện tại.

ns-ha-lan.jpeg
Nông sản Việt ở Hà Lan. Ảnh: NVCC

Nhìn từ kệ siêu thị

Trong chuyến đi thăm và làm việc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại các nước châu Âu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường tiềm năng này, ông có nhận thấy nông sản Việt bán sang thị trường này chưa được nhiều, thỉnh thoảng mới có vài thương vụ. Các sản phẩm nông sản được nhập vào đây, đa số được bày bán ở cửa hàng dành cho người gốc châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan.

Một Đại sứ ở EU đã cho biết rằng nông sản của Việt Nam mới chỉ đạt 1% trong tỉ trọng nhập khẩu nông sản ở thị trường này và hầu hết chỉ được bán ở cửa hàng gốc Á. Thậm chí, các mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam như thanh long, vải thiều chỉ được bày bán chủ yếu tại các chợ châu Á, chứ không có mặt trong các siêu thị thông thường để tiếp cận với đại đa số người dân bản địa tại châu Âu.

Bên cạnh đó, trái cây tươi cũng như các chế phẩm cấp đông từ trái cây “Made in Vietnam” rất khó có thể tìm thấy tại EU. Các sản phẩm này rất được ưa chuộng, hầu hết khách du lịch châu Âu khi quay về nước đều tìm kiếm các loại trái cây hay thực phẩm mà họ từng được thưởng thức ở Việt Nam. Với nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Chính phủ trong những năm vừa qua, sản lượng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam thông qua những doanh nghiệp tại đây có tăng về lượng tuy nhiên vẫn không chiếm được thị phần đáng kể. Đây chính là vấn đề lớn đối với nông sản Việt Nam.

Để đạt các chứng chỉ, chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu khắt khe của châu Âu không phải dễ dàng, các nhà sản xuất tại Việt Nam phải đầu tư vào vùng trồng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đều mong muốn đưa được nhiều sản phẩm vào thị trường EU một cách đều đặn để phục vụ không chỉ 1% dân số người châu Á tại đây mà còn là số dân bản địa còn lại.

nong-san-ha-la.jpeg
Nông sản Việt trên kệ siêu thị ở Hà Lan

Ngoài ra, một số sản phẩm dù được nhập khẩu và gia công tại Việt Nam nhưng khi xuất hiện trên các kệ hàng tại EU lại mang tên của một thương hiệu nước ngoài. Chính điều này ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của người dân châu Âu, ăn sâu vào tiềm thức của họ, khiến họ không có ấn tượng về các sản phẩm Việt Nam.

Ví dụ, khi nói đến gạo hầu hết mọi người đều nghĩ đến gạo Thái Lan; khi nói đến cà phê, người dân chỉ biết đến Ý, Tây Ban Nha, Anh. Trong khi đây lại là những thị trường nhập khẩu phần lớn cà phê, nguyên liệu từ Việt Nam. Có thể nói, nông sản trong nước rất cần một hướng đi đúng và lâu dài để chinh phục thị trường châu Âu.

Giá tăng hơn 90%, lần đầu tiên cà phê Việt vượt mốc xuất khẩu 5 tỷ USD

Loại cây giá rẻ tận dụng từ rễ đến ngọn là 'mỏ vàng' của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang liên tục giảm giá mạnh

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xuat-khau-nong-san-viet-sang-eu-tiem-nang-hay-kho-khan-130962.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Xuất khẩu nông sản Việt sang EU: Tiềm năng hay khó khăn?
    POWERED BY ONECMS & INTECH