Xuất khẩu 'vàng trắng' Việt Nam lập đỉnh về giá trong 10 năm, Malaysia bất ngờ tăng tốc gom hàng
Giá cao su xuất khẩu Việt Nam lập kỷ lục 10 năm, trở thành mặt hàng được săn lùng trên toàn cầu.
Ngành cao su Việt Nam trong năm 2024 ghi nhận những kết quả nổi bật, với giá xuất khẩu chạm mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, bất chấp sản lượng giảm. Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu 2 triệu tấn cao su, giảm 6,2% so với năm 2023. Tuy nhiên, nhờ giá bán tăng cao, kim ngạch đã đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
ăm 2024, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.701 USD/tấn. Ảnh minh hoạ |
Năm 2024, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.701 USD/tấn, tăng 26% (tương đương 351 USD/tấn) so với năm 2023. Đây là mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Giá cao su tăng nhờ tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu và điều kiện thời tiết không thuận lợi tại các quốc gia sản xuất chính.
Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của cao su Việt Nam, chiếm 72,1% tổng lượng xuất khẩu. Cụ thể, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 1,45 triệu tấn cao su với trị giá 2,44 tỷ USD. Mặc dù khối lượng giảm 15,1%, giá trị xuất khẩu tăng 7,6% nhờ mức giá bán cao hơn. Tuy vậy, nhu cầu nhập khẩu tại thị trường này giảm do tồn kho lớn và kinh tế tăng trưởng chậm.
Dù xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, nhiều thị trường khác lại ghi nhận mức tăng mạnh. Ấn Độ, thị trường lớn thứ hai, tăng 8,7% về lượng và 35,2% về giá trị. Tại Hàn Quốc, lượng xuất khẩu giảm 15,5%, nhưng giá trị vẫn tăng 5,1%.
Malaysia là điểm sáng khi lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 433%, đạt 38.442 tấn, với kim ngạch tăng 516% lên 56,2 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này đạt 1.462 USD/tấn, tăng 15,4% so với năm trước, dù vẫn thấp nhất trong top 10 thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Sản lượng cao su xuất khẩu sang Malaysia tăng mạnh năm 2024 |
Ngoài ra, xuất khẩu sang EU tăng 29% khi các nhà nhập khẩu châu Âu tích trữ hàng hóa trước khi Quy định chống phá rừng (EUDR) dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, quy định này đã được hoãn lại một năm, mở thêm cơ hội cho cao su Việt Nam.
Năm 2025, ngành cao su Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc và nguồn cung toàn cầu vẫn hạn chế. Theo Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản lượng cao su tại các nước sản xuất lớn như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã giảm mạnh trong giai đoạn 2019-2024, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Cụ thể, sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan giảm từ 4,85 triệu tấn (2019) xuống 4,7 triệu tấn (2024). Indonesia giảm từ 3,3 triệu tấn xuống 2,5 triệu tấn, trong khi Malaysia giảm từ 640.000 tấn xuống 340.000 tấn. Những thay đổi này có thể đẩy giá cao su lên cao hơn nữa, mang lại lợi thế cho ngành xuất khẩu của Việt Nam.
>>Honda Spacy siêu ngắn: Thiết kế 'không tưởng' gây bão mạng xã hội
Hàng loạt công ty Trung Quốc rót vốn vào nước cạnh Việt Nam, lý do là gì?
Honda Spacy siêu ngắn: Thiết kế 'không tưởng' gây bão mạng xã hội