Sống

10 món ăn xếp hạng độc hại nhất thế giới: Người Việt mê hẳn 7 món!

Nhật Linh 21/09/2023 10:30

Đây là 10 món xếp hạng độc hại trên thế giới nhưng nhiều trong số này lại được người Việt ăn thường xuyên.

Củ sắn/khoai mì

Sắn (khoai mì) phổ biến ở Việt Nam song ít người biết trong sắn có độc chất là acid cyanhydric có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.

Người dân thường luộc hoặc hấp củ sắn; lá sắn dùng để muối chua… Theo tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, trong sắn chứa lượng acid cyanhydric (HCN) đáng kể. Hàm lượng độc chất HCN trong khoai mì cao hay thấp phụ thuộc vào giống sắn. Sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt. Ngoài ra chất này có nhiều ở vỏ củ, lõi củ; ở lá cao hơn củ 3-5 lần…

Hàm lượng HCN cao vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Chất độc này khiến hồng cầu không hấp thu được oxy, nạn nhân rơi vào trạng thái suy hô hấp, khó thở. Chỉ sau 1-3 giờ, người ăn đã có khả năng biểu hiện ngộ độc.

Các biểu hiện chính khi ngộ độc chất này gồm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy; ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững; nặng hơn thì co giật, hôn mê; khó thở, suy hô hấp cấp, xanh tím, giảm huyết áp, tăng nhịp tim... Nếu bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Củ sắn

Với những người không may bị ngộ độc sắn thì cần tiến hành sơ cứu kịp thời. Trước hết nhanh chóng loại trừ tác nhân ngộ độc bằng gây nôn; cho bệnh nhân uống dung dịch đường (tốt nhất là đường glucosa 30-50%) và chuyển đến cơ sở điều trị gần nhất.

Xúc xích, thịt xông khói

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra lời cảnh báo rằng các loại thịt làm sẵn như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông,... có thể gây ung thư. Đây đều là những loại thịt chế biến. Mặc dù WHO thừa nhận thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, là một nguồn cung cấp sắt, kẽm và vitamin B12, tuy nhiên việc sử dụng 100 g thịt đỏ một ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư lên 17%. Theo khuyến cáo của tổ chức này, việc sử dụng 50g thịt chế biến công nghiệp mỗi ngày (tương đương gần hai lát thịt xông khói) làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng lên 18%.

Mặc dù thành phần nitrit tự nhiên có nhiều trong các loại rau như rau bina, bắp cải, cần tây, củ cải, và con người thường hấp thụ 90% lượng nitrite tự nhiên từ các loại rau, chỉ có 10% từ các loại thịt chế biến. Nhưng nitrite trong thịt chế biến gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Xúc xích, thịt xông khói

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng rằng tốt nhất không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất ăn các loại thịt chế biến sẵn, nên ăn đồ tươi. Kể cả thức ăn tươi, không nên ăn nhiều đồ nướng, rán trực tiếp trên lửa với nhiệt độ cao. Tốt nhất nên ăn đồ hấp, luộc, và làm chín thức ăn ở nhiệt độ trung bình.

Nếu phải ăn các loại thực phẩm chế biến, không nấu ở nhiệt độ cao, nấu quá lâu. Khi nấu thịt xông khói bằng lò vi sóng có thể giảm sự hình thành nitrosamine gây ung thư.

Thịt ếch

Thịt ếch từ lâu đã được biết đến với nhiều tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, thịt ếch được biết đến với vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, chứng ngứa lở... Giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ ngon mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo các tài liệu nghiên cứu, do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai, sau khi chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó. Vì vậy, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh; đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng nên bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.

Nếu không cẩn thận trong quá trình chế biến thịt ếch mọi người có thể phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm.

Thịt ếch

Sứa biển

Sứa biển là món ăn bổ, mát và được người dân sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế khuyến cáo cần phải chế biến sứa biển tươi đúng cách trước khi ăn, không nên sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến bởi độc tố trong sứa tươi có thể gây nguy hại tới tính mạng người ăn.

Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống. Đặc biệt, không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Sứa biển

Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Ngoài ra, khi bạn ăn sứa đã được ép khô, loại này thường được bán nhiều trong các cửa hàng hay siêu thị, tốt hơn hết bạn cũng nên rửa thật sạch trước khi chế biến. Cách làm này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn.

Hạt điều

Hạt điều được bao bọc bằng một loại vỏ cứng hình thận với 2 lớp bao bọc chúng nhưng giữa 2 lớp này lại có chứa nhựa phenolic urushiol. Đây là một chất gây hại có trong cây thường xuân. Khi ăn phải chất độc này, bạn có thể bị tiêu chảy, ngộ độc, nghiêm trọng hơn là có thể tử vong nếu tiêu thụ urushiol quá nhiều. Hơn nữa, bạn tiếp xúc với chất độc này cũng có thể gặp tình trạng ngứa da và dị ứng.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ ăn hạt điều chưa chín hoàn toàn, thậm chí một số nơi còn để lẫn cả hạt điều sống nên có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Vì độc tính tiềm tàng nên hạt điều khi bán ra thị trường phải được tách vỏ và rang ở nhiệt độ cao để loại bỏ các chất độc hại và giúp chúng an toàn để tiêu thụ.

Hạt điều có chứa các axit amin như tyramine và phenylethylamine nên không phù hợp đối với những người có chứng đau đầu và đau nửa đầu. Các axit amin này có thể giúp duy trì mức huyết áp bình thường và mang lại cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với các loại axit amin này lại có thể gặp tình trạng đau nửa đầu và đau đầu.

Hạt điều

Bên cạnh những lợi ích của hạt điều thì bạn vẫn có thể gặp những tác hại ngoài ý muốn nếu ăn quá nhiều. Vì thế, bạn nên chọn những loại hạt điều đã được chế biến đảm bảo dinh dưỡng và ăn ở mức độ vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cây cơm cháy

Cây cơm cháy có hoa và chùm quả mọng rất đẹp nhưng lại chứa chất độc. Đây là loài cây bụi phổ biến ở các vùng miền núi của nước ta như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,...

Mặc dù cơm cháy có một số lợi ích tiềm năng đầy hứa hẹn, nhưng cũng có một số nguy hiểm liên quan đến việc tiêu thụ nó. Quả mọng chưa chín chứa một lượng nhỏ chất được gọi là lectin, có thể gây ra các vấn đề về dạ dày nếu ăn quá nhiều. Có 3 mg xyanua trên 100 gam quả mọng tươi và 3–17 mg trên 100 gam lá tươi. Đây chỉ là 3% so với liều gây tử vong ước tính cho một người nặng 60 kg.

Cây cơm cháy

Tuy nhiên, các chế phẩm thương mại và quả mọng nấu chín không chứa xyanua, vì vậy không có báo cáo về trường hợp tử vong do ăn phải những thứ này. Các triệu chứng khi ăn quả mọng, lá, vỏ hoặc rễ cây cơm cháy chưa nấu chín bao gồm: buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. May mắn thay, các chất độc hại có trong quả mọng có thể được loại bỏ một cách an toàn bằng cách nấu chín. Quả cơm cháy không được khuyến cáo cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Mặc dù không có sự kiện tiêu cực nào được báo cáo, tuy nhiên, không có đủ dữ liệu để xác nhận rằng nó an toàn.

Sò huyết

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Do sò huyết sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.

Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này. Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy...

Sò huyết

Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.

Bạch tuộc sống Sannakji

Người Hàn thích ăn đồ sống, trong đó phải kể đến món bạch tuộc sống (Sannakji). Nhìn chú bạch tuộc nguyên con vẫn ngọ nguậy được đưa vào miệng khiến người nước ngoài không khỏi rùng mình.

Không chỉ kinh dị ở hình thức, món ăn này còn có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ hóc, nghẹt thở và tử vong nếu nhai không cẩn thận dù cho ăn nguyên con bạch tuộc hay xắt nhỏ chúng ra.

Bởi khi ăn, những xúc tu của bạch tuộc vẫn động đậy trong miệng, thậm chí còn gắng bám chặt vào phần cổ họng. Đã từng có không ít trường hợp tử vong ở Hàn Quốc vì bị xúc tu bạch tuộc bám chặt vào họng, nhất là khi uống rượu say. Chính vì thế, thực khách được khuyến cáo là phải nhai thật nhanh, nhai thật kỹ để tránh bị bạch tuộc... bám vào cổ họng.

Bạch tuộc sống Sannakji

Óc khỉ

BS Phó Đức Thuần, một chuyên gia trong lĩnh vực đông y cho biết việc ăn óc khỉ không chỉ gây phản cảm mà còn có khả năng lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là khi con khỉ đó bị bệnh.

Ths.BS Trần Thanh Nam, trưởng khoa ngoại, bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương cho biết, trong từ điển y khoa và các tài liệu liên quan cho thấy, óc khỉ không có tác dụng chữa bệnh. Nhưng có thể thấy một điều, ăn óc khỉ ngay khi còn sống như vậy sẽ rất mất vệ sinh bởi trong não khỉ có chứa rất nhiều các chất độc như các chất cholesterol (mỡ máu) gây nguy hại tới sức khoẻ con người. Ngoài ra, có một số dịch bệnh rất nguy hiểm như dịch sốt xuất huyết Ebola và Marburrg virus lây truyền có trong óc khỉ. Khi ăn vào sẽ phát bệnh và lây truyền cho cộng đồng. Khỉ ở một số khu vực như châu Phi hay có virus truyền bệnh lan y, khó chữa như HIV, AIDS. Điều đó cho thấy, việc ăn thịt khỉ không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm...

Thịt cá mập thối

Thành phần chính của món này là cá mập Greenland, loài cá có độc. Cá mập được làm sạch và chặt bỏ đầu. Sau đó, để loại bỏ các chất độc như oxit trimethylamine và axit uric, người dân chôn con cá mập dưới đất từ 6-12 tuần cùng đá, cát, sỏi. Những hòn đá to được đặt lên phía trên để tạo sức nặng, ép các chất lỏng chảy ra. Trong quãng thời gian này, cá cũng được lên men. Sau khi được phơi khô, người dân mang ra sử dụng. Tuy nhiên, có khả năng các chất độc vẫn sót lại bên trong phần thịt cá.

Thịt cá mập thối

Bài tập thể dục 0 đồng giúp giảm đến 70% nguy cơ tử vong sớm

Khách Nhật ngồi vỉa hè thử một món ăn 'lạ' ở Hà Nội, bất ngờ vì mức giá

Món ăn chua cay nhiều người Việt ưa thích là 'thuốc bổ tim' tự nhiên, loại bỏ mỡ thừa, tăng cường sức khỏe đường ruột hiệu quả

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/10-mon-an-xep-hang-doc-hai-nhat-the-gioi-nguoi-viet-me-han-7-mon-d108789.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    10 món ăn xếp hạng độc hại nhất thế giới: Người Việt mê hẳn 7 món!
    POWERED BY ONECMS & INTECH