Sống

16 triệu người cao tuổi Việt đối mặt nguy cơ không có lương hưu năm 2030: Chuyện gì đang xảy ra?

Nhật Linh 01/08/2023 11:08

Nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì đến năm 2030, sẽ có khoảng 16 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu, theo An ninh Thủ đô.

Theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới 2019, Liên Hợp Quốc dự đoán, trong 9 năm tới, khu vực ASEAN sẽ có hơn 109 triệu người ở độ tuổi từ 60 trở lên, chiếm hơn 15% tổng dân số. Đến năm 2050, con số này được dự báo sẽ tăng lên hơn 176 triệu, chiếm hơn 22% tổng dân số của khối ASEAN.

Chính việc giảm tỷ lệ sinh sản là một trong những yếu tố góp phần gia tăng xu hướng này. Đồng thời, tỷ lệ dân số cao tuổi của từng quốc gia được dự báo sẽ thay đổi đáng kể trong tương lai.

Trong đó, Brunei và Singapore đã nhận được kết quả tích cực từ những nỗ lực đảm bảo phúc lợi xã hội cho người cao tuổi. Đây là 2 quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.

Ngược lại, 8 quốc gia trong khu vực là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Philippines lại đang phải đối mặt với vấn đề già trước khi giàu.

Tại Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH vừa cập nhật báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Nói về những tồn tại trong diện bao phủ đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội. Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo số liệu thống kê, hiện nay, số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi là hơn 5,1 triệu người, mới chỉ chiếm 35% so số người sau độ tuổi nghỉ hưu.

Trong đó: Số người hưởng lương hưu là 2,7 triệu người; số người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng là 0,63 triệu người; số người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi) là hơn 1,8 triệu người.

Trong khi đó, mục tiêu của Nghị quyết số 28 - NQ/TW phấn đấu số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội đạt khoảng 55% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.

16 triệu người cao tuổi Việt đối mặt nguy cơ không có lương hưu năm 2030: Chuyện gì đang xảy ra?

Thực trạng trên được lý giải là do theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khá cao (80 tuổi); thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu khá dài (20 năm) dẫn đến nhiều người không tích luỹ đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu và cũng chưa đủ điều kiện về tuổi để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ ngân sách nhà nước thì đến năm 2030, sẽ có trên 16 triệu người cao tuổi không có lương hưu do tốc độ già hóa xảy ra nhanh hơn cả tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm

Dùng lương hưu đi du lịch và bị con trai cho rằng quá ích kỷ: “Ngồi một chỗ” sau khi nghỉ hưu có sai không?

Chân dung người đàn ông hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam: Ngỡ ngàng với hơn 124 triệu đồng/tháng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/16-trieu-nguoi-cao-tuoi-viet-doi-mat-nguy-co-khong-co-luong-huu-nam-2030-chuyen-gi-dang-xay-ra-194822.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
16 triệu người cao tuổi Việt đối mặt nguy cơ không có lương hưu năm 2030: Chuyện gì đang xảy ra?
POWERED BY ONECMS & INTECH