2 triệu cú sét ‘ghé thăm’ Việt Nam mỗi năm: Bỏ túi những bí kíp này để bảo vệ bản thân an toàn khi trời dông sét

07-06-2024 17:17|Thanh Thanh

Được biết, Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á - một trong ba khu vực trên thế giới được biết đến với hoạt động dông sét mạnh mẽ và thường xuyên.

Mùa dông ở Việt Nam kéo dài khá lâu với thời gian dông diễn ra trung bình khoảng 100 ngày mỗi năm. Trong suốt khoảng thời gian này, tổng số giờ có dông đạt trung bình khoảng 250 giờ mỗi năm. Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, mỗi năm Việt Nam hứng chịu đến 2 triệu cú sét. Điều này có nghĩa là người dân Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với các cơn dông, kéo dài từ đầu mùa mưa đến cuối mùa hè.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến ngày 5/6, cả nước đã ghi nhận 15 trường hợp thiệt mạng do sét đánh. Con số này phản ánh mức độ nguy hiểm và tần suất cao của các hiện tượng sét đánh ở Việt Nam, đặc biệt trong những tháng có hoạt động dông sét mạnh.

Các trường hợp thiệt mạng do sét đánh thường xảy ra ở những khu vực có địa hình trống trải hoặc khi người dân tham gia các hoạt động ngoài trời mà không có biện pháp phòng ngừa an toàn. Để giảm thiểu thiệt hại về người, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về các biện pháp phòng tránh sét đánh là vô cùng cần thiết.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Điều đầu tiên để phòng chống bị sét đánh là người dân cần chủ động theo dõi và nắm rõ thông tin thời tiết. Khi nghe thấy tiếng sấm hoặc nhận thấy dấu hiệu của một cơn dông sắp đến, nếu có thể, mọi người nên nhanh chóng tìm chỗ trú an toàn trong nhà.

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, ngay cả khi đã ở trong nhà, vẫn có một số điều cần tránh để đảm bảo an toàn trong trời dông sét. Các chuyên gia khuyến nghị như sau:

  • Không sử dụng thiết bị điện tử hoặc điện thoại có dây: Sét có thể truyền qua dây điện và gây ra nguy hiểm.
  • Không mở cửa sổ: Giữ cửa sổ đóng kín để tránh nguy cơ bị sét đánh hoặc gió mạnh thổi vào nhà.
  • Tránh dựa vào tường bê tông hoặc nằm trên sàn bê tông: Sét có thể đi qua các dây điện và thanh kim loại bên trong tường hoặc sàn, gây nguy hiểm.

Nếu bạn đang ở ngoài trời và không thể tìm đến nơi trú ẩn khi có dông sét, hãy tuân thủ các biện pháp sau:

  • Di chuyển đến khu vực thấp hơn: Tránh các địa hình cao như đồi hoặc đỉnh núi, nơi có nguy cơ bị sét đánh cao hơn.
  • Tránh trú tại các tán cây hoặc khu vực mở: Tán cây có thể dẫn điện và khu vực mở dễ bị sét đánh.
  • Không đứng, ngồi gần cột điện, đường dây tải điện: Tránh xa các vật dẫn điện để giảm nguy cơ bị sét đánh.
  • Ra khỏi ao hồ và các vùng nước: Nước là chất dẫn điện tốt, nên tránh xa các khu vực nước để đảm bảo an toàn.
  • Tránh các vật dẫn điện: Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy hoặc các dụng cụ kim loại khác.
  • Cúi xuống càng gần mặt đất càng tốt: Co người thành hình tròn, giữ đầu thấp hơn vai, bịt tay lên tai để giảm nguy cơ bị thương khi sét đánh.
  • Không đứng gần người khác: Giữ khoảng cách với người khác để giảm thiểu nguy cơ bị thương tích hàng loạt.
  • Tránh các khu vực mở như công viên, bãi biển, hồ bơi: Các khu vực mở thường dễ bị sét đánh hơn.

Bằng cách nắm vững và tuân thủ các biện pháp phòng chống này, người dân có thể giảm thiểu nguy cơ bị sét đánh và bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như gia đình trong những ngày dông sét.

>> 7.025 cú sét dội xuống Hà Nội, 454 cú liên hoàn chỉ trong 10 phút: Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ từng chỉ ra 2 nguyên nhân

Miền Bắc lại đón tiếp đợt mưa lớn trước khi nắng nóng mạnh

Ngồi ăn cơm, ra đồng bị sét đánh tử vong liên tiếp: Đâu là cách để phòng tránh khi bước vào mùa mưa?

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/2-trieu-cu-set-ghe-tham-viet-nam-moi-nam-bo-tui-nhung-bi-kip-nay-de-bao-ve-ban-than-an-toan-khi-troi-dong-set-d124576.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
2 triệu cú sét ‘ghé thăm’ Việt Nam mỗi năm: Bỏ túi những bí kíp này để bảo vệ bản thân an toàn khi trời dông sét
POWERED BY ONECMS & INTECH