218 cổ phiếu thủng mốc 10.000 đồng sau nửa đầu năm, nhà đầu tư trung bình giá đến "mùa quýt"

01-07-2022 10:03|Ba Lỗ

Việc hàng trăm mã cổ phiếu cùng lao dốc đã khiến nhà đầu tư thiệt hại lớn. Trong bối cảnh thị trường vẫn bị bủa vây bởi nhiều thông tin đáng lo ngại như lạm phát, FED, xung đột Nga - Ukraine,... việc nhà đầu tư chấp nhận gắn bó mới một cổ phiếu liên tục giảm điểm để đợi điểm về hòa vốn là hoàn toàn may rủi.

Thị trường lao dốc, cổ phiếu bay màu

Trong những ngày đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có những diễn biến tích cực và đạt mức đỉnh lịch sử mới. Tuy nhiên, ngay sau đó, trước những diễn biến kinh tế - chính trị phức tạp, thị trường đã trải qua nhịp điều chỉnh giảm mạnh kể từ đầu tháng 4 tới nay, hiện đã giảm hơn 20% từ đỉnh. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng - giảm 18,4% so với cuối năm 2021, tương đương 75,5% GDP.

Có thể thấy trong khoảng 3 tháng gần đây, thị trường đã liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực trước hàng loạt các thông tin bên ngoài tác động như chiến tranh Nga - Ukraine, Fed tăng lãi suất, lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu tăng cao, các biện pháp cứng rắn nhằm tăng sự minh bạch trên thị trường...

Việc thị trường biến động tiêu cực đã khiến hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc, nhiều mã cổ phiếu đã mất trên 60% và lùi xuống dưới mệnh giá 10.000 đồng thị giá.

Theo dữ liệu của FiinPro, trên cả 3 sàn giao dịch đến hết phiên 28/6 có tổng cộng 528 mã cổ phiếu có thị giá dưới mệnh giá trong đó 56 mã có khối lượng khớp lệnh bình quân 3 tháng đạt trên 500.000 đơn vị/phiên.

Mã CKGiá ngày 6/1
(đ/cp)
Giá ngày 28/6
(đ/cp)
% Thay đổi giáVốn hóa
(tỷ đồng)
Khối lượng khớp lệnh TB 3 tháng (cp/phiên)
HAG14.2008.640-39,15%8.012,7314.214.311
HQC9.7804.270-56,34%2.035,0813.673.849
FLC21.1005.290-74,93%3.755,8913.398.865
ROS15.2003.000-80,26%1.702,7911.732.146
ITA18.5507.720-58,38%7.243,848.593.065
HNG13.2005.420-58,94%6.008,366.621.411
VIX25.2009.610-61,87%5.277,726.090.327
KLF9.4003.200-65,96%529,135.189.822
SCR23.7009.600-59,49%3.517,025.028.186
TTF15.4507.650-50,49%3.145,555.024.746
LDG25.5508.740-65,79%2.092,774.907.670
VHG10.9863.618-67,07%542,703.962.785
TSC14.6956.650-54,75%1.309,113.811.173
AMD9.5803.220-66,39%526,493.444.381
DLG10.2004.080-60,00%1.221,183.360.603
HAI9.2102.700-70,68%493,243.180.440
FIT15.3886.740-56,20%2.291,152.700.300
ART17.0004.800-71,76%465,232.554.707
HHS12.4505.830-53,17%1.874,042.309.000
SBS18.1708.608-52,63%1.090,292.292.645
APG20.1006.850-65,92%1.002,202.057.048
JVC11.8004.980-57,80%560,252.032.211
QBS8.7003.600-58,62%249,591.623.314
BII13.4004.500-66,42%259,561.593.375
TVC23.2008.400-63,79%996,331.578.281
KHG16.2587.530-53,69%3.336,971.543.516
SJF12.5006.620-47,04%524,301.320.462
DRH25.8058.910-65,47%1.102,241.303.876
AMV14.0478.700-38,07%1.140,621.170.054
PAS22.6539.343-58,76%262,071.142.715
MBG17.7007.100-59,89%797,721.075.688
PVX7.0003.800-45,71%1.519,991.024.956
HAR15.5005.240-66,19%501,38919.717
TTB11.6003.870-66,64%392,84911.973
LMH9.3689.9055,73%253,87896.201
PVL19.3005.800-69,95%290,00836.025
DL114.5725.300-63,63%563,05804.420
DVG24.7008.700-64,78%243,60770.397
TVB23.6677.400-68,73%1.657,83742.686
LIG18.9536.200-67,29%584,17729.279
DAH12.0006.970-41,92%586,87706.063
KVC8.3003.300-60,24%163,35705.970
TLH19.9509.210-53,83%940,44705.216
AGR24.8509.950-59,96%2.109,40705.006
G3625.8798.953-65,40%911,03665.676
TGG17.8006.000-66,29%163,80658.287
DAG16.6005.650-65,96%336,53657.068
TNI9.4303.840-59,28%201,60615.217
FTM8.3502.766-66,87%138,30584.776
MCG11.2503.780-66,40%196,75578.294
HVG4.5003.200-28,89%726,52570.964
BOT14.8516.559-55,83%388,60546.176
VKC12.4005.100-58,87%98,32519.571
TCI23.6828.770-62,97%885,59515.493
PLP15.8387.400-53,28%444,00515.170
QCG19.0507.810-59,00%2.148,76502.092

Trong danh sách trên, 218 cổ phiếu ở trên mệnh giá vào thời điểm 6/1 nhưng hiện tại đã về dưới mốc này.

Rất nhiều các "hệ sinh thái" từng "làm mưa làm gió" trên thị trường trong năm 2021 như Louis Holdings, Trí Việt, FLC... đều dần quay trở về mức giá cũ khi liên tục lao dốc.

Cổ phiếu TVB của Chứng khoán Trí Việt đã mất hơn 68,7% giá trị kể từ phiên 6/1 từ mức 23.667 đồng/cp xuống chỉ còn 7.400 đồng/cp.

Tương tự, BII của Louis Land cũng mất hơn 66,4% giá trị và về chỉ còn 4.500 đồng/cp. Diễn biến tương tự cũng xảy ra đối với TGG của Louis Capital.

Trước đó, ngày 20/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định đã khởi tố vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Chứng khoán Trí Việt, Louis Holdings, Louis Capital, Louis Land và các đơn vị liên quan đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với 4 cá nhân về tội "Thao túng thị trường chứng khoán" theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự, gồm Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Louis Capital, Louis Land; Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc Hành chính Louis Holding; Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt; Lê Thị Thùy Liên, nhân viên Dịch vụ tài chính Chứng khoán Trí Việt.

Hay như họ FLC, cả 6 mã có giao dịch lớn đều đã về dưới mệnh giá, thậm chí dưới 3.000 đồng.

Cổ phiếu ITA của Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo hiện cũng chỉ giao dịch ở mức 7.720 đồng/cp - giảm 58,4% so với thời điểm 6/1. Cổ phiếu ITA gảm sàn 2 phiên liên tiếp với dư bán giá sàn hàng chục triệu đơn vị sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin về việc doanh nghiệp này bị tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản từ 2018 nhưng không công bố thông tin.

ita5.png
Diễn biến giá cổ phiếu ITA (Nguồn: FireAnt)

Trước diễn biến này, bà Đặng Thị Hoàng Yến (Maya Dangelas), Chủ tịch HĐQT đã có đơn cầu cứu. Trong vụ việc này, bà Yến bày tỏ sự vô lý khi công ty có tổng giá trị tài sản 13.273 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán song doanh nghiệp bị buộc công bố phá sản vì khoản nợ chưa xác định chiếm chưa tới 0,2% tổng giá trị tài sản.

Trong danh sách các cổ phiếu nằm dưới mệnh giá, HAG của HAGL là mã có thanh khoản cũng như vốn hóa lớn nhất. Mức giảm của HAG cũng thấp hơn so với rất nhiều cổ phiếu dưới mệnh giá. Từ phiên 6/1 đến nay, HAG giảm hơn 39% từ 14.200 đồng/cp xuống 8.640 đồng/cp.

Có thể thấy, việc hàng trăm cổ phiếu cùng nhau lao dốc đã khiến nhà đầu tư thiệt hại lớn. Trong bối cảnh thị trường vẫn bị bủa vây bởi nhiều thông tin đáng lo ngại như lạm phát, FED, xung đột Nga - Ukraine,... việc nhà đầu tư chấp nhận gắn bó mới một cổ phiếu liên tục giảm điểm để đợi điểm về hòa vốn là hoàn toàn may rủi.

Đơn cửa như việc cổ phiếu FLC đã có ít nhất 3 lần lao dốc kể từ sau ngày 10/1/2022 (giai đoạn lập đỉnh) ứng với các sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu, ông Quyết và loạt lãnh đạo bị bắt tạm giam, lạm phát toàn cầu kéo thị trường giảm mạnh. Với các nhà đầu tư hạ quyết tâm "ở lại" với cổ phiếu này sau khi bắt đỉnh, việc trung bình giá xuống để về điểm hòa vốn thời gian qua chính là ác mộng bởi mã này đã không ngừng lao dốc từ vùng 20.x xuống đáy 3.xxx đồng hôm 21/6 vừa qua. 

flci.png
Diễn biến giá cổ phiếu FLC

Chưa kể đến việc trung bình giá xuống ở giai đoạn thị trường gần như rất ít thông tin tích cực sẽ khiến nhà đầu tư có nguy cơ bị chôn vốn thậm chí mất vốn và thua lỗ.

Chuyện gồng lỗ - gồng lãi

Tại chương trình "Bí mật đồng tiền" ngày 29/6, các chuyên gia trao đổi vể việc nhiều nhà đầu tư có quan niệm "chưa bán là chưa lỗ", tiếp tục nắm giữ cổ phiếu bị lỗ mà không chịu bán với hy vọng thị trường đảo chiều. Thậm chí nhiều trường hợp tiếp tục mua vào để trung bình giá xuống. Hệ quả là, các khoản thua lỗ ngày càng lớn dần và nhà đầu tư chỉ chịu "cắt" khi khoản lỗ vượt quá sức tưởng tượng.

Ông Nguyễn Gia Khánh, Chuyên viên tư vấn tại Chứng khoán SSI cho rằng nhà đầu tư cần đánh giá rằng yếu tố nào tác động lên việc một cổ phiếu giảm điểm. Nếu yếu tố tác động là ảnh hưởng chung của thị trường, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa có gì thay đổi thì cứ sau "3 cây sàn", cá nhân ông sẽ bắt đầu chia vốn ra để gom dần vào.

"Nếu hướng vào những cổ phiếu căn bản và có triển vọng thì không cổ phiếu nào có thể giảm mãi được”, ông Khánh nhìn nhận.

Trong khi đó, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng Chứng khoán SSI lại không ủng hộ việc trung bình giá xuống. Thay vào đó, nhà đầu tư cần đánh giá lại về triển vọng của cổ phiếu cũng như doanh nghiệp đó rồi tính tiếp.

"Chúng ta không được mua tiếp cổ phiếu chỉ vì giá giảm, rồi mặc kệ tình hình, thị trường, công ty ra sao. Chúng ta thấy hôm trước mua giá cao, bây giờ có 3 cây sàn và mua tiếp thì việc trung bình giá là không nên”, ông Hưng nói. Vị này cũng nói thêm khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải rất khó tính trước khi quyết định xuống tiền. "Dễ thương thì đáng yêu mà dễ yêu thì đáng thương", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Phó Giám đốc chi nhánh Nest by AIA Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, cảm giác thua lỗ là rất tệ nhưng điều quan trọng là cần đưa ra giải pháp đúng đắn. Vị này khuyến nghị nhà đầu tư nên xem mình phù hợp với phương pháp gì. Mỗi người có một cá tính thì cách đầu tư cũng vậy. Mức kỳ vọng lợi nhuận ở ngưỡng 15 - 30%/năm là an toàn. Nếu không đạt, nhà đầu tư có thể đổi lại phương pháp, cứ mỗi lần giải ngân thắng lợi thì đó là một phương pháp tốt.

Điều quan trọng thứ 2 khi thị trường đi xuống, ông Tùng nhấn mạnh là phải tái cơ cấu danh mục đầu tư. Đây là điều không ai muốn làm nhưng là bắt buộc.

“Lỗ rồi thì phải tái cơ cấu, thứ nhất cổ phiếu penny cần phải bán hết bằng mọi giá. Với midcap và bluechip thì sẽ phải đánh giá lại doanh nghiệp, đây có phải là một cổ phiếu tiềm năng và sẽ cầm trong dài hạn hay không? Với những cổ phiếu mang tinh chất chu kỳ cao như thép, chứng khoán, bất động sản phải thật sự nghiêm túc và khắt khe. Phải “khó tính” để đãi cát tìm vàng”, ông Tùng nói.

Cuối cùng, vị này cho rằng cần phải xây lại tháp tài sản bởi khi đã lỗ nhưng trong danh mục vẫn sẽ có những cổ phiếu tốt thì hoàn toàn có thể tích lũy cổ phiếu dài hạn để phục vụ cho tương lai. Có một lớp tài sản phòng vệ và một lớp tài sản dài hạn thì nhà đầu tư có thể sử dụng những cổ phiếu đầu ngành để lấy lợi nhuận. Theo vị này, một cổ phiếu tốt giảm điểm dài hạn nhất là khoảng 36 tháng rồi đi lên. Nhà đầu tư có thể lấy lại lợi nhuận.

bmd.jpg

Trong chiều ngược lại, hiện nay nhiều nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư F0 thường “gồng lỗ giỏi nhưng gồng lãi thì rất kém”. Ông Nguyễn Gia Khánh cho biết, điều này xảy ra vì nhà đầu tư muốn lấy tiền về nhanh nhất có thể. Do mới tham gia thị trường nên nhà đầu tư luôn nghĩ vừa mua ngày hôm nay T+3 hàng về đã có lãi.

Cảm giác đầu tư chứng khoán năm ngoái là rất dễ, có thể “nhắm mắt mua bừa” một cổ phiếu T+3 đã có lãi nhưng không thể đi được hết quãng đường của một cổ phiếu trên một đà tăng. Điều này dẫn đến tình trạng khi một cổ phiếu tăng không biết đâu là đỉnh, khi một cổ phiếu giảm không biết đâu là đáy.

Còn theo ông Phạm Lưu Hưng, đây là hiện tượng “hiệu ứng ngược vị thế”. Nhà đầu tư chốt lãi rất nhanh nhưng cắt lỗ thì rất chậm vì cảm giác sợ lỗ. Không phải F0 mà tất cả các nhà đầu tư trên thế giới cũng vướng vào tình trạng này. Điều này giống như việc chúng ta "dễ dàng từ bỏ những cái không nên từ bỏ và cố gắng níu giữ những thứ không nên níu giữ”.

Ông Hưng cũng cho rằng việc xử lý tình trạng này rất khó bởi cần phải có tư duy rộng hơn. Trong đó không nên nhìn vào một cổ phiếu nào đấy đang thua lỗ mà cứ đau đáu với nó và cố gắng gồng lỗ. Trong khi nhà đầu tư có thể nhìn ra cả một danh mục mà danh mục của chúng ta đang không làm sao cả.

“Gồng lỗ sẽ khiến nhà đầu tư chịu một chi phí cơ hội bởi nếu bán cổ phiếu đấy đi sẽ có cơ hội mua một cổ phiếu khác có cơ hội tốt hơn. Không nên nhìn hẹp một góc độ lỗ nào đó để rồi bị tắc tại đấy”, ông Hưng khuyến nghị.

Fubon ETF được bơm thêm 3.800 tỷ đồng để "gỡ lỗ" cổ phiếu Việt

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/218-co-phieu-thung-moc-10000-dong-sau-nua-dau-nam-nha-dau-tu-trung-binh-gia-den-mua-quyt-138435.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
218 cổ phiếu thủng mốc 10.000 đồng sau nửa đầu năm, nhà đầu tư trung bình giá đến "mùa quýt"
POWERED BY ONECMS & INTECH