3 địa phương có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

30-03-2023 21:45|Bình An

Theo Tổng cục Thống kê, Quảng Trị, Trà Vinh và Bến Tre là 3 địa phương có mức sống thấp nhất cả nước năm 2022.

Báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2022 của Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy vùng Đồng bằng sông Hồng có chỉ số SCOLI cao nhất cả nước, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có chỉ số giá SCOLI thấp nhất.

Thống kê chỉ số giá sinh hoạt từng tỉnh, thành phố năm 2022 cho thấy 5 địa phương có mức giá cao nhất cả nước trong năm vừa qua là Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở chiều ngược lại, 5 địa phương có mức giá thấp nhất cả nước là Quảng Trị, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Nam Định.

3 địa phương có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022 ghi nhận, Hà Nội dẫn đầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về chỉ số giá sinh hoạt đắt đỏ. Đây là năm thứ 2 liên tiếp cơ quan thống kê ghi nhận Hà Nội có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước, tiếp đó là các địa phương Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.

So với năm 2021, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ trong năm 2022 không có sự thay đổi lớn. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm nhà ở thuê, dịch vụ, giải trí và du lịch.

Về mức chênh lệch, khi mua cùng nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, nếu người dân Hà Nội phải chi trả 100 đồng/1 sản phẩm, dịch vụ thì người dân sống tại Quảng Trị chi trả khoảng 86,8 đồng/1 sản phẩm, dịch vụ. Giá bình quân các nhóm hàng của Quảng Trị so với Hà Nội trong khoảng từ 75,77-115,34%.

So sánh với Hà Nội, chi phí sinh hoạt một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại TP.HCM rẻ hơn. Ví dụ giá các sản phẩm may mặc, mũ nón và giày dép ở TP.HCM chỉ bằng 78,07% giá bán tại Hà Nội; tương tự chi phí dịch vụ văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,72%; giá các thiết bị đồ dùng gia đình 94,43%.

3 địa phương có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Các yếu tố làm cho giá một số loại hàng hóa thiết yếu tại TP.HCM rẻ hơn Hà Nội, theo Tổng cục Thống kê là do nguồn cung hàng hóa dồi dào và tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hóa tốt hơn.

Theo Tổng cục Thống kê, việc hàng hóa tiêu dùng dồi dào với hệ thống phân phối đa dạng nên mức giá hàng hóa, dịch vụ của các địa phương ít biến động. Do vậy, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thay đổi nhiều so với năm 2021.

Đến năm 2030, thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có thêm 6 quận

Loại trái cây từng dành cho giới nhà giàu, nay tràn ngập chợ Việt với mức giá 'không tưởng'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/3-dia-phuong-co-muc-song-dat-do-nhat-viet-nam-176084.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    3 địa phương có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH