Sống

4 biểu hiện bất thường sau khi ăn cảnh báo bệnh tiểu đường

Nhật Linh 28/09/2023 - 11:34

Khi một người có lượng đường trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện 4 dấu hiệu này.

Mỗi khi kiểm tra đường huyết, hầu hết chúng ta thường làm vào lúc đói mà không biết rằng 2 giờ sau khi ăn cũng là "thời điểm vàng" để làm việc này. Đường huyết sau ăn đại diện cho mức đường huyết sau khi nạp đường và cũng là một chỉ số quan trọng để chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu, đường huyết sau ăn thường cao hơn nhiều so với đường huyết lúc đói. Khi một người có lượng đường trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhất định sẽ xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây.

Cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn

Theo Hệ thống Chăm sóc sức khỏe Wayne UNC, một trong những triệu chứng hay gặp nhưng lại không được quan tâm của bệnh tiểu đường là mệt mỏi, suy nhược. Lý do là đường không thể đi vào tế bào để cung cấp năng lượng khiến thận phải làm việc quá tải để loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy xuống sức.

Vấn đề trở nên nghiêm trọng khi một người thấy mình quá yếu để thực hiện các hoạt động hằng ngày mà trước đây họ có thể làm dễ dàng hoặc kiệt sức sau khi ăn. Đây là vấn đề phổ biến đối với những người mắc bệnh tiểu đường và thường liên quan đến lượng đường trong máu sau khi ăn.

"Mệt mỏi thường xuyên, đặc biệt sau bữa ăn, là triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường", trang Diabete.co.uk giải thích. Điều này có thể do "sự mất cân bằng giữa mức đường huyết và hiệu quả của việc lưu thông insulin. Tốt nhất là kiểm tra lượng đường trong máu để xem sự mệt mỏi do lượng đường cao hay thấp”.

td 1

Mặc dù triệu chứng này có thể do những nguyên nhân khác ngoài bệnh tiểu đường, nhưng bạn cần đi khám nếu tình trạng kéo dài. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một số người mắc tiểu đường loại 2 trong nhiều năm mà không được chẩn đoán vì các triệu chứng ban đầu có xu hướng “chung chung” hoặc không có bất kỳ biểu hiện nào.

Buồn ngủ sau khi ăn no

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng buồn ngủ sau khi ăn, và xác suất buồn ngủ vào ban ngày ở bệnh nhân đái tháo đường thường cao gấp đôi người bình thường.

Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều carbohydrate cùng một lúc cũng rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Các thụ thể insulin trong tế bào không còn nhận được insulin và glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Đồng thời, tuyến tụy vẫn tiết ra insulin. Các cơ quan trong cơ thể con người không được nghỉ ngơi, bị quá tải và hoạt động quá mức, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Buồn ngủ sau khi ăn no

Hơn nữa, ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể khiến chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn. Do đó, nếu bạn có các triệu chứng trên thì nên làm xét nghiệm đường huyết kịp thời.

Cảm thấy thèm ăn, bủn rủn và khát rất nhanh sau khi ăn

Thông thường, để đối phó với tình trạng nồng độ đường huyết cao, cơ thể (nếu vẫn còn đủ khả năng) sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Trong khi đó, insulin lại có chức năng giúp kích thích cảm giác đói bụng. Chính vì vậy mà khi nồng độ insulin trong cơ thể cao sẽ khiến người bệnh luôn có cảm giác đói, thèm ăn.

Không kể lượng calo được nạp vào cơ thể là bao nhiêu, bệnh nhân đái tháo đường type 2 chỉ có thể tăng rất ít cân, thậm chí còn có tác dụng giảm cân.

Ngoài ra, ở người bệnh tiểu đường type 2 khi lượng đường trong nước tiểu tăng, một lượng nước tiểu lớn được hình thành. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng chống lại bằng cách gửi tín hiệu lên não để tạo cảm giác khát nước, đòi hỏi cơ thể phải được bổ sung thêm nhiều nước nhằm làm loãng đường huyết và đưa lượng đường huyết đang tăng cao trở về ngưỡng bình thường. Bên cạnh đó, cảm giác khát nước cũng là do cơ thể đang bị thiếu nước vì đi tiểu nhiều lần.

khát rất nhanh sau khi ăn

Đi vệ sinh thường xuyên sau bữa ăn

Quá nhiều đường trong máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, cơ quan có chức năng xử lý lượng đường trên. Khi thận không hoạt động được, phần lớn lượng glucose đó sẽ bị đào thải khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Quá trình này cũng đào thải các chất lỏng khác có giá trị ra khỏi cơ thể, khiến những người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên đi tiểu cũng như bị mất nước.

Ở giai đoạn ban đầu, bạn thậm chí còn không nhận ra rằng bạn đang đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu cảnh báo quan trọng là tình trạng đi tiểu thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm cạn kiệt mức năng lượng của bạn.

Đi tiểu nhiều là dấu hiệu nhận biết của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, vì việc loại bỏ chất lỏng trong cơ thể đôi khi là cách duy nhất để cơ thể thải lượng đường dư thừa trong máu. Nếu bạn có các triệu chứng trên thì nên làm xét nghiệm đường huyết kịp thời.

Phụ nữ còn giữ 4 thói quen ăn sáng này chẳng mấy chốc mà lão hoá không phanh

Bệnh viện tại Việt Nam chính thức vận hành công nghệ giúp tầm soát ung thư từ khi chưa có biểu hiện rõ ràng

Người phụ nữ đến chuyển tiền vào tài khoản VIB số 922591065, nhân viên thấy biểu hiện bất thường lập tức ngừng giao dịch

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/4-bieu-hien-bat-thuong-sau-khi-an-canh-bao-benh-tieu-duong-d109145.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    4 biểu hiện bất thường sau khi ăn cảnh báo bệnh tiểu đường
    POWERED BY ONECMS & INTECH