Vĩ mô

4 mặt hàng trái cây chủ lực của Việt Nam: Nhu cầu thị trường lớn, doanh nghiệp không đủ nguồn cung để đáp ứng

Phúc Lam 18/07/2025 - 21:42

Tổng diện tích canh tác 4 loại trái cây này hiện đạt khoảng 420.000 ha với sản lượng trên 6,3 triệu tấn.

Ngày 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức Diễn đàn "Tăng cường cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu 4 sản phẩm trái cây chủ lực".

Bốn sản phẩm chủ lực gồm sầu riêng, thanh long, chuối và dừa đều có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho biết, tổng diện tích canh tác 4 loại trái cây trên hiện đạt khoảng 420.000 ha với sản lượng trên 6,3 triệu tấn, cho thấy nguồn lực sản xuất dồi dào. Nhu cầu thị trường đối với các mặt hàng này cũng rất lớn, thậm chí nhiều doanh nghiệp phản ánh không đủ nguồn cung để đáp ứng.

>>Nông dân Bình Thuận 'ngồi trên đống lửa' khi hàng trăm tấn đặc sản đạt chuẩn GlobalGAP đứng trước nguy cơ hóa đá trong kho lạnh

4 mặt hàng trái cây chủ lực của Việt Nam: Nhu cầu thị trường lớn, doanh nghiệp không đủ nguồn cung để đáp ứng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng chỉ ra những con số cần suy ngẫm. Mặc dù dừa đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD vào năm 2024, thuộc top 7 mặt hàng nông sản chủ lực, nhưng chuối mới đạt 380 triệu USD, chanh leo 222 triệu USD và dứa thậm chí chưa đến 50 triệu USD.

Thứ trưởng nói: “Điều này cho thấy chúng ta, từ góc độ Nhà nước, hợp tác xã, người trồng… còn rất nhiều việc phải làm để đưa các mặt hàng này lên tầm tỷ đô, có thể là vào năm 2026 hoặc 2027”.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng đưa ra một gợi mở quan trọng: một “cuộc cách mạng công nghệ” cho 4 mặt hàng trái cây chủ lực này.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường nói: “Đây có thể là điểm khởi đầu cho một chương trình lớn. Nếu các hiệp hội đồng ý, chúng ta có thể cùng nhau xem xét để thúc đẩy các mặt hàng này sớm trở thành mặt hàng tỷ đô la”.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, cả 4 mặt hàng này đều có lợi thế tuyệt đối hoặc tương đối, nhưng đang đối diện với các thách thức giống nhau: bộ giống còn đơn điệu, thiếu giống tốt, giống chống chịu với các loài sâu bệnh hại quan trọng, thiếu vùng nguyên liệu đạt chuẩn, liên kết rời rạc, tỷ lệ chế biến thấp, thiếu thương hiệu quốc gia, và thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, công tác truy xuất nguồn gốc vẫn gặp vướng mắc, đặc biệt là trong bảo hộ giống cây trồng.

Trong bối cảnh đó, Nghị định số 88/2025/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 193/2025/QH15 đã tháo gỡ nhiều rào cản, mở ra cơ hội đột phá trong nghiên cứu giống mới.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: “Đây là thời điểm các viện, trường cần tập trung cải tiến và đa dạng hóa nguồn giống, trong khi doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư, chủ động liên kết trong quá trình sản xuất giống”.

Ngoài ra, hiện nay, việc phân cấp cho các vùng địa phương theo Nghị định số 145/2025/NĐ‑CP đặt ra 17 nhiệm vụ cho từng xã về vùng nguyên liệu, cấp mã số vùng trồng. Theo Thứ trưởng, đây là cơ sở quan trọng để địa phương chủ động phối hợp với doanh nghiệp và hợp tác xã trong quản lý và phát triển vùng trồng một cách bài bản, hiệu quả.

>>Nông dân Phú Thọ không cam chịu nghèo khổ, bỏ lúa sang trồng cây quả treo lủng lẳng trên cành: Đã xuất khẩu sang Mỹ, Anh

Xuất khẩu nông sản có thể đạt kỷ lục 70 tỷ USD trong năm nay

Từng được bán với giá 50.000 đồng/kg, nay chỉ còn 1.000 đồng/kg: Chuyện gì xảy ra với thứ quả được mệnh danh 'vua của trái cây'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/4-mat-hang-trai-cay-chu-luc-cua-viet-nam-nhu-cau-thi-truong-lon-doanh-nghiep-khong-du-nguon-cung-de-dap-ung-296879.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    4 mặt hàng trái cây chủ lực của Việt Nam: Nhu cầu thị trường lớn, doanh nghiệp không đủ nguồn cung để đáp ứng
    POWERED BY ONECMS & INTECH