5 dấu hiệu cho thấy cơ thể tràn ngập độc tố, nhìn được bằng mắt thường nhưng toàn bị phớt lờ
Đừng coi những dấu hiệu sau vì nó có thể là lời cảnh báo cơ thể chứa quá nhiều độc tố.
Xuất hiện vết thâm lạ trên da
Thông thường, vết bầm tím trên da là do bị té ngã hoặc những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ khi tập thể dục. Những va chạm sẽ tác động làm vỡ các mạch máu dưới da và gây bầm tím. Việc sử dụng thuốc kháng đông máu cũng có thể xuất hiện các vết bầm tím dưới da.
Những nguyên nhân trên khiến xuất hiện vết bầm tím là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên có không ít người trên da thường xuất hiện nhiều vết bầm tím, nhất là ở những vùng da mỏng như đùi, bắp tay mà không rõ nguyên nhân. Họ không va đập, không vận động mạnh, cũng không dùng thuốc, thậm chí sau khi ngủ dậy thì thấy sự xuất hiện của các vết tím.
Theo các chuyên gia thì đây là một trong những dấu hiệu cho thấy độc tố trong cơ thể đang ở mức đỉnh điểm. Một số trường hợp xuất hiện phát ban, chàm không vì bệnh lý mà do da tiếp xúc với ô nhiễm từ không khí và các tác động từ những sản phẩm chăm sóc như dầu gội, dầu xả, xà phòng, kem dưỡng mà bạn sử dụng hàng ngày.
Táo bón
Táo bón là tình trạng phân khô cứng, khiến người bệnh khó và thậm chí bị đau khi đi đại tiện, phải rặn mạnh phân mới có thể thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng táo bón được định nghĩa là việc 3 ngày không đi đại tiện ở người lớn và một tuần không thể đi đại tiện 3 lần ở trẻ em. Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ thường chia táo bón thành 2 nhóm bao gồm: táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát.
Tình trạng táo bón thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn khi thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên bị táo bón hoặc bị táo bón kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh bị táo bón không nên chủ quan, cần để ý các dấu hiệu táo bón và đến bệnh viện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.
Tăng cân bất thường
Cân nặng cơ thể có thể tăng hoặc giảm trong một ngày, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên có những lúc cơ thể bị tăng cân nhanh chóng, không phải do chủ đích nạp nhiều calo và không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Nếu bạn thấy khó duy trì cân nặng khỏe mạnh bất chấp những nỗ lực của mình, thì sự tích tụ độc tố có thể là một yếu tố góp phần. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất, độc tố tích tụ có tác động lớn đến bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.
Tóc rụng nhiều
Tóc rụng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, và có thể phân loại thành hai dạng là tóc rụng sinh lý và tóc rụng do bệnh lý.
Tóc rụng sinh lý là một tình trạng tự nhiên của cơ thể, khi tóc già yếu và cần phải rụng đi để thay thế bằng sợi tóc mới. Số lượng tóc rụng sinh lý thường không quá nhiều, dao động trong khoảng từ 50 đến dưới 100 sợi. Đây là một quá trình hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, tóc rụng do bệnh lý là một hiện tượng khác, khi tóc của chúng ta rụng bất thường và quá nhiều mà không rõ nguyên nhân. Số lượng tóc rụng do bệnh lý có thể lên đến hơn 100 sợi mỗi ngày, và dẫn đến mái tóc trở nên thưa mỏng trong một thời gian ngắn. Trong một số trường hợp, tóc rụng nhiều quá có thể dẫn đến tình trạng hói đầu.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tóc rụng quá nhiều, hãy tìm hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp phù hợp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tóc rụng do bệnh lý, bao gồm căng thẳng, bệnh lý nội tiết tố, sử dụng thuốc không đúng cách hoặc di truyền.
Cơ thể có mùi khó chịu
Mỗi người có một mùi hương cơ thể duy nhất, thường bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, giới tính, vấn đề sức khỏe và thuốc men. Và trên thực tế, mùi cơ thể có thể giúp cảnh báo những bệnh lý mà chúng ta đang gặp phải.
Bạn tự hỏi tại sao sau khi đã tắm rửa sạch sẽ mà cơ thể vẫn phát ra mùi khó chịu không rõ nguyên nhân. Vậy thì đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm độc. Những chất độc này tồn tại trong thức ăn và khi cơ thể tiêu hóa chúng, chúng tạo ra các khí có mùi khó chịu rồi thoát ra qua lỗ chân lông.
>> 3 thực phẩm làm tích tụ huyết khối, người Việt không biết vẫn ăn nhiều