3 thực phẩm làm tích tụ huyết khối, người Việt không biết vẫn ăn nhiều
Để ngăn chặn huyết khối, ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ thì cũng nên điều chỉnh chế độ ăn.
Huyết khối là hiện tượng hình thành nên cục máu đông bệnh lý trong mạch máu hoặc trong buồng tim trên người sống. Các cục máu đông này có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu đến gây tắc cho các mạch máu ở đoạn xa (có khẩu kính nhỏ hơn). Tùy theo vị trí cục huyết khối gây tắc mạch mà bệnh nhân có thể có các kết cục lâm sàng khác nhau nhưng nói chung đều rất nghiêm trọng.
Nếu gây tắc các động mạch ở chân hoặc tay (tắc mạch chi) có thể gây hoại tử vùng chi thể bị tắc nghẽn; tắc mạch ở tim hoặc não thì gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não (đột quỵ não); tắc tĩnh mạch thì gây viêm tắc tĩnh mạch…
Để ngăn chặn huyết khối, trong cuộc sống thường ngày ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ thì cũng nên điều chỉnh chế độ ăn. Ngoài các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ thì cũng có nhiều loại thực phẩm khác tạo huyết khối, tăng nguy cơ huyết khối não không ngờ.
Nội tạng động vật
Nội tạng bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm chế biến, tiêu thụ, phổ biến là nội tạng bò, lợn, cừu, dê, gà, vịt. Nội tạng trong chế độ ăn cung cấp nhiều lợi ích, bao gồm bổ sung sắt, mang lại cảm giác no lâu hơn, duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể. Tuy nhiên, nội tạng động vật chứa hàm lượng chất béo rất cao, làm tăng cholesterol, nặng thêm tình trạng xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến huyết khối não tái phát.
Do đó, các khuyến cáo cho thấy người lớn chỉ nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50-70g mỗi lần. Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30-50g. Ngoài ra, nếu bạn bị gout thì nên tiết chế bởi các loại thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin, ăn nhiều nguy cơ tăng axit uric, khiến bệnh nặng.
Khi ăn, nên lựa chọn các nội tạng còn tươi từ động vật không bị bệnh, sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, trần nước sôi trước khi nấu. Nấu chín kỹ, không nên ăn tái. Người cao tuổi, béo phì, bệnh tim mạch không nên ăn.
Rượu
Huyết khối có liên quan chặt chẽ với uống rượu. Khi uống rượu sẽ gây tổn thương nội mô mạch máu, do tác động của huyết sắc tố, tiểu cầu và fibrin, nội mạc mạch máu bị tổn thương sẽ hình thành huyết khối cục bộ, gây tắc nghẽn trào ngược máu.
Say rượu có thể gây chèn ép chân tay lâu dài mà người say rượu sẽ không nhận thấy, đồng thời có thể gây rối loạn tĩnh mạch hồi lưu và hình thành huyết khối. Để tránh hình thành cục máu đông, không nên uống rượu, hàm lượng cồn càng lớn càng dễ hình thành cục máu đông.
Đậu phộng rang
Đậu phộng rang phủ đường hoặc muối là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày không nên ăn quá nhiều đậu phộng rang, đặc biệt là người bị huyết khối tĩnh mạch não.
Nguyên nhân là do đậu phộng rang chứa nhiều chất béo và calo nên dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, dễ gây ra nhồi máu não.
Nội tạng bẩn được 'phù phép' thành các món ngon
Tác dụng của loại thực phẩm cứu đói được ví là 'rau trường thọ'