Sức khoẻ

5 loại rau có lượng calo ngang với tinh bột, ăn càng nhiều càng béo, đường huyết tăng cao

Hải Yến 21/11/2023 - 10:06

Các nghiên cứu cho thấy, không phải cứ ăn nhiều rau là sẽ giảm cân.

Với bệnh nhân tiểu đường và những người muốn giảm cân, ba bữa rau mỗi ngày rất cần thiết và ăn đúng cách có thể giúp kiểm soát lượng đường, giảm thèm ăn.

Empty

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rau cải, bầu, bí, mướp…) và trái cây ít ngọt (sơ ri, mận, bưởi, cam,…). Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết sau mỗi bữa. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp người bệnh vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ năng lượng mỗi ngày, giúp cơ thể không bị tăng đường huyết quá nhiều ngay sau bữa ăn hoặc không bị hạ đường huyết do ăn uống quá.

Empty

Chỉ số GI là thước đo để chỉ mức độ ảnh hưởng của một loại thực phẩm nhất định đến lượng đường trong máu của bạn. GI có thang điểm từ 0-100, trong đó GI dưới 55 được xem là có chỉ số đường huyết thấp, là các loại thực phẩm được tiêu hóa chậm và làm lượng đường trong máu sau ăn tăng từ từ, chẳng hạn như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh lá,…Trong khi các loại thực phẩm có GI cao (từ 70-100) thì ngược lại làm đường máu tăng cao sau ăn nhanh chóng.

Dựa trên cơ sở này, dưới đây là những loại rau người tiểu đường không nên ăn quá nhiều nhằm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ngô

Empty

Ngô ngọt là một trong những loại rau củ quả có GI cao và cũng thuộc nhóm rau tinh bột, do có thể khiến lượng đường máu tăng lên. Vì vậy khi ăn bắp ngọt, bạn nên kiểm tra khẩu phần ăn của mình hãy cắt giảm các món ăn cung cấp carb khác khi bạn đã ăn ngô ngọt.

Chuối

Empty

Chuối được xếp vào nhóm trái cây giàu dưỡng chất đa lượng (carb). Tuy nhiên, chuối có chỉ số GI trung bình, do đó không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn loại trái cây này ra khỏi bữa ăn của người tiểu đường mà chỉ cần kiểm soát tiêu thụ ở một lượng thích hợp.

Ngoài ra, có sự khác nhau giữa chuối xanh và chuối chín. Trong khi chuối xanh chứa nhiều tinh bột thì chuối chín sẽ chứa nhiều đường hơn. Do đó, nếu được, bệnh nhân tiểu đường nên chọn ăn chuối gần chín thay vì chuối chín.

Khoai tây

Are-Potatoes-Vegetables-3x2-1-e1743111587b4ff799c84944070945fe

Khoai tây cũng là một trong số những loại rau người tiểu đường không nên ăn vì trong khoai tây chứa nhiều carb hơn cả lượng chất xơ.

Một chén khoai tây có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường máu tương tự như một lon nước ngọt, khiến đường máu và insulin tăng cao sau đó hạ xuống như “tàu lượn siêu tốc”. Do đó, ăn nhiều khoai tây và các loại thực phẩm tiêu hóa nhanh, giàu carbohydrate khác có nguy cơ dẫn đến béo phì và các biến chứng của tiểu đường trên tim mạch.

Cam

Empty

Cam cũng là một trong các loại hoa quả gây nhiều tranh cãi. Vì trong cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.

Tuy nhiên, cam cũng là loại quả có nhiều chứa nhiều đường, cụ thể 100g cam chứa khoảng 12 – 15g đường. Do đó người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý chỉ nên ăn cam sao cho phù hợp.

Những loại rau củ khác mà người tiểu đường cũng nên hạn chế

Ngoài ra, một số các loại rau củ quả trái cây khác có chỉ số GI từ trung bình đến cao cũng được xếp vào nhóm những loại rau người tiểu đường không nên ăn quá nhiều; chẳng hạn như củ cải đường, củ dền, xoài chín, nho khô...

Empty

Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn thức ăn nằm trong bữa ăn cho người bệnh tiểu đường, để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm khi duy trì thời gian dài.

Khoai lang cũng là một loại củ quả chứa tinh bột nên bị hạn chế trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, khoai lang được xem là một lựa chọn thay thế cho khoai tây. Mặc dù khoai lang cũng được xem là một loại rau chứa tinh bột, nhưng bù lại khoai lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe. Đồng thời khoai lang cũng có chỉ số GI tương đối thấp (46) khi được nấu chín.

Vậy người tiểu đường nên ăn loại rau gì?

Các loại rau không chứa tinh bột là một trong những lựa chọn tốt nhất dành cho bữa ăn của người tiểu đường bởi chúng giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, ít carb và calo.

Empty

Những loại rau này gồm có: Rau dền hoặc rau mồng tơi; Bắp cải; Trái tim atisô; Măng tây; Giá đỗ; Củ cải; Bông cải xanh; Bắp cải; Súp lơ trắng; Rau cần tây; Quả su su; Dưa chuột...Các loại rau màu xanh như cải thìa, cải xoăn, rau bina,…

Các loại quả hạch chứa nhiều calo nhưng lại là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Từ đó, làm giảm cholesterol LDL và tăng cường sức khỏe tim mạch. Do đó, chúng cũng là lựa chọn phù hợp dành cho chế độ ăn của người tiểu đường.

(Thông tin tham khảo từ nhiều nguồn)

Loại quả người mắc bệnh tiểu đường nên tránh xa

Không tập thể dục, ăn những thứ này cơ thể vẫn 'đốt cháy' calo nhanh chóng

6 món có thể thoải mái ăn khuya mà không sợ béo

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/5-loai-rau-co-luong-calo-ngang-voi-tinh-bot-an-cang-nhieu-cang-beo-duong-huyet-tang-cao-d111751.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    5 loại rau có lượng calo ngang với tinh bột, ăn càng nhiều càng béo, đường huyết tăng cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH