60 tuổi bỏ việc để về chăm cháu, tôi bật khóc nức nở vì bị chính con gái ruột mắng mỏ và coi như người giúp việc

20-05-2024 18:33|Hoàng Giang

Hiện nay, nhiều người lớn tuổi giúp con cái chăm sóc cháu đều không có cuộc sống thoải mái, đôi khi còn cảm thấy rất oan ức.

Áp lực của người trẻ hiện nay rất lớn, dù đã có con nhưng họ cũng không có đủ thời gian và sức lực để chăm sóc con cái, chỉ có thể dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ 2 bên. Người lớn tuổi khi ở nhà con cái, vừa giúp chăm sóc cháu vừa làm việc nhà, đôi khi còn phải nấu nướng.

Áp lực của người trẻ hiện nay rất lớn, dù đã có con nhưng họ cũng không có đủ thời gian và sức lực để chăm sóc con cái, chỉ có thể dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ 2 bên (Ảnh: Mombaby)

Áp lực của người trẻ hiện nay rất lớn, dù đã có con nhưng họ cũng không có đủ thời gian và sức lực để chăm sóc con cái, chỉ có thể dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ 2 bên (Ảnh: Mombaby)

Việc chăm sóc trẻ nhỏ vốn đã mệt nhọc, cộng thêm tuổi tác cao, phải làm nhiều việc nhà, chắc chắn không dễ dàng. Khi ở lâu trong nhà con cái, gặp mặt nhau hàng ngày thì khó tránh khỏi việc nảy sinh mâu thuẫn. Thêm vào đó, cách giáo dục con cái cũng khác nhau giữa hai thế hệ chắc chắn có khoảng cách, dẫn đến các xung đột. Nếu không giúp chăm sóc cháu, người lớn tuổi không nỡ để con cái mình phải chịu khổ. Vì vậy, dù vất vả, họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ chăm sóc cháu.

Dưới đây là câu chuyện của dì Cao được chia sẻ trên Sina, thu hút được nhiều người quan tâm:

Tôi là Cao Nhiên, năm nay đã 60 tuổi, hiện đang giúp việc chăm sóc trẻ em ở thành phố. Tôi có một cô con gái mới sinh đứa con thứ hai vào năm ngoái. Bố chồng và mẹ chồng nó sức khỏe không tốt nên không giúp được gì nhiều. Con gái tôi cũng rất khó khăn khi vừa phải chăm bố mẹ già, vừa phải làm việc lại còn phải nuôi con, nếu tôi không giúp đỡ thì cháu sẽ không thể nhận được đủ sự quan tâm. Con gái tôi là lãnh đạo và quản lý của một công ty, chế độ đãi ngộ và tiền lương khá tốt, nó không nỡ nghỉ việc để chăm sóc con cái.

Con tôi lo sợ về việc ở nhà chăm con vài năm sẽ khiến con tách khỏi quỹ đạo xã hội, và sau đó khi ra ngoài tìm một công việc đàng hoàng thì có lẽ sẽ không dễ dàng nữa Sau khi suy nghĩ rất nhiều, con vẫn quyết định để tôi giúp chăm sóc con cái. Mặc dù sức khỏe của tôi cũng không tốt lắm, đôi khi cũng không thoải mái, nhưng ngoài tôi ra thì không ai có thể giúp con. Tôi chấp nhận từ bỏ công việc chăm trẻ với mức lương 6000 NDT để về chăm sóc cháu thay con.

Tôi chấp nhận từ bỏ công việc chăm trẻ với mức lương 6000 NDT để về chăm sóc cháu thay con (Ảnh: Sohu)

Tôi chấp nhận từ bỏ công việc chăm trẻ với mức lương 6000 NDT để về chăm sóc cháu thay con (Ảnh: Sohu)

Tháng đầu tiên tôi ở nhà con gái, mọi việc diễn ra khá tốt đẹp, nhưng càng về sau, mâu thuẫn càng nhiều. Cuộc xung đột đầu tiên xảy ra vào một tối thứ 7. Lúc đó đã hơn mười một giờ, cả nhà chuẩn bị đi ngủ thì cháu thức dậy, con gái tôi nhờ tôi làm bột thịt bò, tôi làm xong và đưa cho nó. Không hề báo trước, con lập tức nổi cáu với tôi và hét lên rằng: “Con đã nói với mẹ bao nhiêu lần rồi, bột không được pha bằng nước nóng quá 40 độ. Mẹ dùng nước 70-80 độ để pha thì dinh dưỡng trong bột đã mất hết rồi, cho con bé uống thì còn tác dụng gì nữa?” Tôi biết mình đã làm sai, tôi không phản bác mà cứ để con mắng. Tôi biết ngày nào con cũng bận rộn đi làm, tối về phải chăm con nên chắc hẳn cũng nhiều thứ khó chịu.

Hai ngày sau, chúng tôi lại cãi nhau. Lần này là vì tôi lơ là khi chăm cháu, khiến cháu ngã và đập đầu, sưng một cục u và chảy một ít máu. Khi con gái đi làm về và thấy cục u trên đầu cháu, con liền trách móc tôi nặng nề.

"Mẹ lớn từng này tuổi rồi mà trông không nổi một đứa trẻ, mẹ làm gì ăn vậy? Mẹ mỗi ngày chỉ biết lo cho bản thân mình, chả quan tâm đến việc gì khác”. Những lời này khiến tôi cảm thấy vô cùng oan ức, tôi không thể chấp nhận cách con nói về tôi như vậy. Nếu tôi không để tâm, thì tại sao tôi lại đến đây? Tôi có thể ở nhà ăn uống và đi dạo mỗi ngày có phải tốt hơn không? Tại sao tôi lại phải đến giúp con chăm sóc cháu?

Tôi đã nói với con là trẻ con nghịch ngợm ngã là chuyện bình thường nhưng càng nói, nó càng giận, còn bảo tôi cãi bướng và vô trách nhiệm. Tôi thật sự không chịu nổi nữa, nên đã nói thẳng với cô ấy rằng, nếu cô ấy không yên tâm giao con cho tôi chăm sóc, thì ngày mai tôi sẽ về nhà, để cô ấy tự chăm con. Sau đó, tôi trở về phòng mình, không ăn tối và cứ khóc trong phòng. Con gái tôi thấy tôi khóc thì cũng không nói gì thêm, lặng lẽ trở về phòng của nó.

Đêm đó, tôi không thể ngủ được. Tôi đã có ý tốt đến giúp chăm sóc con, nhưng chẳng được lời cảm ơn nào, lại còn bị trách móc. Ngày hôm sau, tôi không rời đi vì tôi biết nếu tôi về quê là xem như tôi đã tuyệt giao với con, tôi không nỡ nhìn con gái mình phải khổ cực. Tôi tự an ủi bản thân rằng chịu khổ thêm chút nữa cũng không sao, suy đi tính lại thì đây cũng là con cháu mình. Nếu tôi không chăm sóc nó, thì ai sẽ làm điều đó? Từ đó, tôi và con gái không nói chuyện với nhau suốt 2 ngày và mối quan hệ của chúng tôi trở nên lạnh nhạt, thậm chí coi tôi đúng như người giúp việc.

Từ đó, tôi và con gái không nói chuyện với nhau suốt 2 ngày và mối quan hệ của chúng tôi trở nên lạnh nhạt, thậm chí coi tôi đúng như người giúp việc (Ảnh: Sohu)

Từ đó, tôi và con gái không nói chuyện với nhau suốt 2 ngày và mối quan hệ của chúng tôi trở nên lạnh nhạt, thậm chí coi tôi đúng như người giúp việc (Ảnh: Sohu)

Chỉ mới 2 tháng ở đây mà tôi cảm giác như đã qua vài năm. Trong thời gian này, tôi lười tranh cãi vì tôi thấy không cần thiết, càng nói càng tức, không ai nhường ai. Nếu quá giận và không chịu nổi, tôi chỉ có thể về phòng khóc. Mỗi khi bị oan ức, tôi luôn tự nhủ rằng con gái là ruột thịt của mình. Nghĩ như vậy thì tôi bớt giận hơn. Bây giờ, mỗi ngày tôi chỉ mong cháu mau đi học mẫu giáo, để tôi có thể về quê và không phải chịu đựng ở đây nữa.

Câu chuyện trên cũng nêu lên được thực trạng của nhiều gia đình. Hiện nay, nhiều cha mẹ phải giúp con cái chăm sóc cháu đều không có cuộc sống thoải mái, đôi khi còn cảm thấy rất oan ức. Giữa hai thế hệ chắc chắn sẽ có khoảng cách, cộng thêm sự khác biệt lớn về tư duy. Hơn nữa, thời gian chung sống hàng ngày không nhiều, ban ngày đi làm, buổi tối về nhà, nếu thấy những chuyện vặt vãnh thì chắc chắn sẽ không vui, cãi vã cũng khó tránh khỏi.

Hiện nay, nhiều người lớn tuổi giúp con cái chăm sóc cháu đều không có cuộc sống thoải mái, đôi khi còn cảm thấy rất oan ức (Ảnh: Pngtree)

Hiện nay, nhiều người lớn tuổi giúp con cái chăm sóc cháu đều không có cuộc sống thoải mái, đôi khi còn cảm thấy rất oan ức (Ảnh: Pngtree)

Khi giao tiếp không tốt, vấn đề dễ bị phóng đại, mâu thuẫn ngày càng lớn. Đặc biệt là đối với cha mẹ của mình, nhiều người con không che giấu cảm xúc, rất dễ xung đột với cha mẹ. Cha mẹ đã lớn tuổi đã nuôi con cả một đời mà nay còn phải giúp chăm sóc cháu và làm việc nhà, họ cần được hiểu và cảm thông nhiều hơn.

Nguồn: Sina

>> Họp lớp sau 30 năm, tôi sốc nặng vì cậu bạn cá biệt năm nào nay thành công nhất lớp: Thì ra thứ này quyết định tương lai, không phải là lực học, bằng cấp

Sau 60 tuổi, đây là 6 điều thiết thực nhất bạn cần thực hiện

Muốn cuối đời an nhàn, không phụ thuộc vào con cháu, người ngoài 60 tuổi nên biết khước từ 3 điều này: Tuyệt đối đừng vì sĩ diện

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/60-tuoi-bo-viec-de-ve-cham-chau-toi-bat-khoc-nuc-no-vi-bi-chinh-con-gai-ruot-mang-mo-va-coi-nhu-nguoi-giup-viec-d123166.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    60 tuổi bỏ việc để về chăm cháu, tôi bật khóc nức nở vì bị chính con gái ruột mắng mỏ và coi như người giúp việc
    POWERED BY ONECMS & INTECH