7 thói quen tưởng xấu nhưng lại là "chìa khoá" kéo dài tuổi thọ
Chúng ta thường sinh hoạt lành mạnh để mong muốn có được sức khoẻ tốt, nhưng bạn sẽ bất ngờ khi những thói quen “xấu” sau đây lại là những bí quyết sống lâu, sống thọ.
Tốc độ nói chậm
Người lớn tuổi rất dễ gặp các bệnh như huyết áp cao, tim mạch. Chính vì vậy việc nói nhanh sẽ dẫn tới việc dây thần kinh trở nên hưng phấn, kích động và gây co thắt mạch máu.
Hãy giữ lấy một tốc độ nói chậm rãi, ôn hoà, tránh mất bình tĩnh để đại não, cơ bắp dễ dàng thả lỏng, giúp khí huyết lưu thông điều độ, nhịp nhàng hơn.
Thức dậy chậm
Mỗi khi thức dậy vào buổi sáng sớm, bạn nên dành 1-3’ nằm trên giường để cơ thể chuyển quá trình phản ứng từ ngủ sang thức. Nếu bạn bật dậy ngay sau khi thức dậy, rất dễ mắc các bệnh về huyết áp về tim mạch, vì cơ thể chưa kịp điều hoà trạng thái.
Nên thả lỏng chân tay để lưu thông máu, sau đó mới ra khỏi giường khi bạn thật sự cảm thấy tỉnh táo, các hoạt động phản ứng của mình đã diễn ra bình thường.
Thường xuyên cằn nhằn
Nói chuyện nhiều là cách để giải phóng cảm xúc căng thẳng, tâm lý thông qua ngôn ngữ, giúp tinh thần thoải mái và khoẻ mạnh hơn. Việc dồn nén những điều khó chịu trong lòng lâu dần sẽ tích tụ, cảm xúc không được điều tiết khiến các chức năng tạng phủ mất cân bằng, dễ sinh các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, ung bướu.
Đi vệ sinh lâu
Có rất nhiều trường hợp đột tử khi đang đi vệ sinh, do người lớn tuổi dùng quá nhiều lực trong quá trình đại tiện.
Việc đi đại tiện nhanh sẽ khiến bạn phải nín thở và dồn lực sẽ khiến các quan ở bụng co bóp mạnh mẽ, tăng huyết áp ở bụng và mức tiêu thụ oxy của tim. Chính vì vậy dễ dẫn tới việc đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là đột tử do rối loạn nhịp tim nặng.
Hãy giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, đi vệ sinh một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, tránh dùng nhiều lực làm ảnh hưởng sức khoẻ.
Uống nước chậm
Nước là điều cần thiết cho cuộc sống và sức khoẻ mỗi người. Hãy tập thói quen uống nước chậm, để lượng nước vào cơ thể một cách từ từ, tránh uống nhanh dẫn tới loãng máu và tăng thể
tích máu. Khi máu bị dồn, những người có bệnh nền tim mạch rất dễ tái phát các triệu chứng khó thở, tức ngực, gây nguy hiểm tính mạng.
Quay đầu chậm
Đối với những người già, việc quay đầu nhanh có thể dẫn tới nghẽn mạch và thiếu máu não, rất dễ mất thăng bằng và ngã. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới mất thị lực, liệt nửa người khi chịu sự nhồi máu não nghiêm trọng.
Thực hiện động tác quay đầu chậm rãi, nhẹ nhàng rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt đối với người già bị thoái hóa đốt sống cổ, cao huyết áp, loãng xương.
Mặt dày
Chúng ta thường hiểu cụm từ này với một nghĩa không tốt, mang tính chê bai và miệt thị. Tuy nhiên thói quen “mặt dày” ở đây chính là sự duy trì những cảm xúc tích cực trong suy nghĩ, tinh thần. Những suy nghĩ tiêu cực dễ dàng tích tụ, đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển của các khối u trong não.
Hãy luôn giữ thái độ vui vẻ, niềm nở, học cách làm bản thân tự tin, cởi mi mở, kết bạn với nhiều người có lối sống tích cực, lạc quan. Điều này sẽ giúp duy trì những cảm xúc vui vẻ, thái độ sống tốt, ngày càng tươi vui và trẻ khoẻ.
Ăn cơm với dưa chua suốt 20 năm để... tiết kiệm tiền nghỉ hưu, cất được 15 tỷ khiến ai cũng nể
Nguyên nhân khiến tài xế đạp nhầm chân ga khi lái xe ô tô: Đây là cách khắc phục cần biết
Bỏ ngay thói quen ‘ngoáy mũi’ nếu không muốn chịu hậu quả nghiêm trọng này