Anh hùng của Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trở thành phi công lái MiG-17 với 93 lần xuất kích, 13 lần nổ súng

11-03-2024 11:03|Hoàng Giang

Phi công này cũng được biết đến với câu nói nổi tiếng: "Ở Việt Nam, ra ngõ là gặp anh hùng".

Nguyễn Văn Bảy (2/2/1936-22/9/2019) , hay còn được gọi với cái tên Bảy A, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan cao cấp của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, cấp bậc Đại tá. Ông nguyên là Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam, là một trong phi công Việt Nam đạt cấp Aces trong Chiến tranh Việt Nam, với thành tích lái MiG-17 bắn rơi 7 máy bay các loại của Mỹ. Ông cũng là phi công lái chiếc MiG-17 - loại máy bay bắn rơi nhiều máy bay đối phương nhất trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Ông còn được biết đến với câu nói nổi tiếng: "Ở Việt Nam, ra ngõ là gặp anh hùng".

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Trốn cưới vợ để tham gia quân đội

Nguyễn Văn Bảy sinh ngày 2 tháng Hai năm 1936, tên thật là Nguyễn Văn Hoa, là con thứ bảy trong gia đình. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính.Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).

Không đã trốn gia đình để tham gia quân đội vì không muốn lập gia đình

Ông đã trốn gia đình để tham gia quân đội vì không muốn lập gia đình

Theo lời Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy, cha mẹ ông đã ép ông kết hôn khi ông vừa tròn 17 tuổi. Tuy nhiên, vì không muốn sớm lập gia đình, ông đã trốn khỏi nhà để tham gia quân đội. Điều này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời huyền thoại của phi công Nguyễn Văn Bảy.

Phi công Nguyễn Văn Bảy (ngoài cùng, bên phải) thuật lại một trận không chiến với các đồng đội

Phi công Nguyễn Văn Bảy (ngoài cùng, bên phải) thuật lại một trận không chiến với các đồng đội

Vào năm 1960, sau 6 năm từ khi bắt đầu tập kết ở miền Bắc, ông là một trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân và sau đó được chọn để tham gia khóa học lái máy bay.

Theo chia sẻ của ông Bảy, để được học lái máy bay, người ta ít nhất cũng phải hoàn thành lớp 10/10 (tương đương với lớp 12 ngày nay), trong khi ông mới chỉ học đến lớp 3. Với phương châm "cần gì, học đó", ông đã hoàn thành 7 lớp trong vòng 1 tuần.

Sau khi hoàn thành phần lý thuyết cơ bản về lái máy bay trong nước, ông đã được chuyển đến Trường hàng không số 3, đặt tại TP.Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh - một trong những nơi đào tạo lái máy bay hàng đầu của Trung Quốc vào thời điểm đó. Đoàn học viên của Việt Nam chỉ có 34 người và họ được đào tạo lái máy bay MiG-17 trong một chương trình kéo dài 4 năm, được dẫn dắt bởi giảng viên Liên Xô, bắt đầu từ máy bay huấn luyện Yak-18 và sau đó chuyển sang MiG-15 rồi MiG-17.

Ông Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội khi đang học lái máy bay tại Trung Quốc năm 1960 (người đứng thứ 2 từ trái qua, hàng trên cùng)

Ông Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội khi đang học lái máy bay tại Trung Quốc năm 1960 (người đứng thứ 2 từ trái qua, hàng trên cùng)

Sau khi trở về nước vào năm 1965, ông Bảy gia nhập biên chế của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (mật danh đoàn Yên Thế) và tham gia vào các trận chiến đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn – Chi Lăng. Trước khi tham gia trận chiến đầu tiên, phi công Nguyễn Văn Bảy chỉ có khoảng 100 giờ bay trên MiG-17.

>> Chàng phi công cảm tử trong trận chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội, cùng Mig-21 trở thành ‘quả tên lửa thứ 3’ tiêu diệt B-52 Mỹ

93 lần xuất kích, 13 lần nổ súng, bắn rơi 7 máy bay của Mỹ

MiG-17 là loại máy bay đã rất lạc hậu vào thời điểm đó: không có radar và tên lửa, vận tốc tối đa chỉ đạt Mach 0,9, không thể sánh được với loại MiG-21 hoặc các tiêm kích đời mới của Mỹ. Song nhờ chiến thuật hợp lý, Nguyễn Văn Bảy đã giành được những thắng lợi đáng kể. Chỉ trong hai năm 1966–1967, ông đã lái chiếc MiG-17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Không có phi công MiG-17 nào đã bắn rơi nhiều máy bay hơn ông, và ông cũng chưa bị bắn rơi lần nào.

Đồng đội chúc mừng phi công Nguyễn Văn Bảy (phía trên, bên trái) sau chiến công đầu tiên bắn hạ tiêm kích F-4C ngày 26/4/1966. Bức ảnh “Chiến thắng trở về” này đã trở thành biểu tượng chiến thắng của Không quân Việt Nam

Đồng đội chúc mừng phi công Nguyễn Văn Bảy (phía trên, bên trái) sau chiến công đầu tiên bắn hạ tiêm kích F-4C ngày 26/4/1966. Bức ảnh “Chiến thắng trở về” này đã trở thành biểu tượng chiến thắng của Không quân Việt Nam

10h ngày 19 tháng 6 năm 1965, biên đội Mig-17 của Nguyễn Văn Bảy cất cánh. 10h10 thì Không quân Việt Nam phát hiện máy bay Mỹ trên bầu trời Yên Thế và quyết định tấn công. Lực lượng Mỹ dựa vào số đông phản kích. Trận này máy bay của ông Bảy bị trúng 1 quả tên lửa nổ gần, thân máy bay bị 82 vết thủng, có những vết thủng lớn hơn cả bàn tay, nhưng ông vẫn cố gắng điều khiển máy bay hạ cánh an toàn. Đây được xem là kỳ tích bởi hiếm có phi công tiêm kích phản lực nào trên thế giới mà máy bay gần nát đuôi vẫn còn bình tĩnh và tự tin hạ cánh an toàn.

Phi công Nguyễn Văn Bảy trong tư thế sẵn sàng chiến đấu năm 1967

Phi công Nguyễn Văn Bảy trong tư thế sẵn sàng chiến đấu năm 1967

Sau năm 1967, theo chính sách giữ gìn phi công giàu kinh nghiệm, ông không tiếp tục chiến đấu mà được rút về làm công tác huấn luyện, đào tạo và truyền thụ kinh nghiệm cho lớp phi công mới.

Phi công và thợ máy đọc sách trên tuyến trực chiến (ông Nguyễn Văn Bảy là người cầm quyển sách)

Phi công và thợ máy đọc sách trên tuyến trực chiến (ông Nguyễn Văn Bảy là người cầm quyển sách)

Ông cũng từng chia sẻ rằng cuộc đời ông gắn liền với con số 7 một cách kỳ lạ: Tham gia cách mạng năm 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày xong 7 lớp, 7 lần bắn rơi máy bay địch, lái máy bay chiến đấu MiG-17, được 7 huy hiệu Bác Hồ; được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1967, đẻ con trai đầu năm 1967, năm 2017 đáp máy bay qua Mỹ giao lưu phi công Việt-Mỹ.

Hình ảnh đời thường giản dị của phi công Nguyễn Văn Bảy khi đất nước đã hòa bình

Hình ảnh đời thường giản dị của phi công Nguyễn Văn Bảy khi đất nước đã hòa bình

Ông được nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý gồm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng ba.

Ông Bảy bên chiếc áo quân nhân, treo trang trọng trong căn nhà ở quê

Ông Bảy bên chiếc áo quân nhân, treo trang trọng trong căn nhà ở quê

Ngày 22/9/2019, người anh hùng Nguyễn Văn Bảy qua đời tại Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi.

>> Phi công huyền thoại của không quân Việt Nam bắn hạ 6 máy bay Mỹ, được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 27 tuổi

Mẹ Việt Nam Anh hùng huyền thoại có 9 người con là liệt sĩ, 30 năm đào hầm nuôi lính cụ Hồ, được xây dựng tượng đài lớn nhất cả nước

Chuyện ít biết về người lái máy bay đầu tiên cho không quân Việt Nam: Là hàng binh người Đức, được Bác Hồ đặt tên và có nhiều đóng góp cho ngành Hàng không dân dụng

Nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam và châu Á từng tiêu diệt 'pháo đài bay' B-52, là người duy nhất cả nước 3 lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/anh-hung-cua-khong-quan-viet-nam-tron-lay-vo-de-tham-gia-quan-doi-tro-thanh-phi-cong-lai-mig-17-voi-93-lan-xuat-kich-13-lan-no-sung-ban-roi-7-may-bay-cua-my-d117541.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Anh hùng của Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trở thành phi công lái MiG-17 với 93 lần xuất kích, 13 lần nổ súng
POWERED BY ONECMS & INTECH