Arab Saudi bất ngờ giảm mạnh sản lượng, giá dầu lên lại 100 USD/thùng?

05-06-2023 14:11|Thủy Tiên

Giá dầu tăng vọt sau khi Arab Saudi - quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, thông báo cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày.

Theo đó, Arab Saudi cam kết giảm sản lượng “vàng đen” ở mức kỷ lục từ tháng 7 sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí điều chỉnh sản lượng khai thác ở mức 40,46 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024.

Cụ thể, theo thông báo của Bộ Năng lượng Arab Saudi, sản lượng dầu của nước này sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7 tới từ mức 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5, và có thể tiếp tục kéo dài khoảng thời gian cắt giảm nếu Riyadh thấy cần thiết.

Trong bối cảnh giá dầu phải chịu áp lực lớn từ những dự báo kinh tế kém khả quan tại nhiều quốc gia, tiêu biểu là Trung Quốc, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman Al-Saud, khẳng định "sẽ làm mọi thứ cần thiết để đem lại sự ổn định cho thị trường năng lượng”.

Sau tin tức này, giá dầu Brent đã tăng khoảng 2%, lên mức 77,64 USD/thùng khi mở cửa phiên giao dịch sáng 5/6 (giờ địa phương) ở châu Á trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 2%, lên 73,15 USD/thùng.

OPEC+ hiện chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô của thế giới. Do đó, các quyết định về sản lượng của tổ chức này thường có tác động đáng kể đến giá dầu.

Một số quốc gia trong liên minh trước đó đã tiết lộ mục tiêu cắt giảm khoảng 1,66 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm 2023. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cả các mặt hàng khác trên toàn cầu, do đó, giới quan sát kỳ vọng OPEC+ sẽ giữ mức sản lượng không thay đổi trong khoảng thời gian này.

Thế nhưng, động thái đơn phương của Arab Saudi đã khiến thị trường vô cùng bất ngờ.

“Điều này một lần nữa chứng minh rằng Arab Saudi sẵn sàng hành động đơn phương để ổn định giá dầu. Chúng tôi nhận thấy mức thâm hụt lớn trên toàn cầu sẽ xảy ra vào nửa cuối năm 2023 và giá dầu thô sẽ vượt trên 100 USD/thùng vào năm tới", theo ông Bob McNally, chủ tịch Công ty phân tích Rapidan Energy.

Trưởng Bộ phận nhu cầu toàn cầu và phân tích châu Á Kang Wu tại Công ty S&P Global Commodity Insight cũng có quan điểm tương tự, nhận định sự gia tăng đáng kể của nhu cầu dầu trong mùa hè ở Bắc bán cầu sẽ khiến lượng dầu dự trữ giảm và đẩy giá dầu tăng cao hơn trong những tháng tới.

Trong khi đó, công ty tư vấn Rystad Energy cho biết việc cắt giảm bổ sung này khả năng cao sẽ khiến thị trường bị giảm hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7, từ đó đẩy giá cao hơn trong những tuần tới.

Giữa cơn bão giá dầu, Mỹ tuyên bố sẵn sàng ‘xả kho chiến lược’ nếu eo biển Hormuz ngừng chảy

Nền kinh tế số 1 Đông Nam Á 'vớ bẫm' từ cú sốc giá dầu

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/arab-saudi-bat-ngo-giam-manh-san-luong-gia-dau-len-lai-100-usdthung-186327.html
Bài liên quan
  • Giá xăng RON 95 tăng vượt 21.500 đồng/lít
    Từ 15h hôm nay (26/6), giá xăng tăng từ 263-280 đồng/lít, đưa RON 95-III lên mức hơn 21.500 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diễn biến trái chiều.
  • Dầu cho thức ăn chăn nuôi biến thành dầu ăn cho người nguy hại cỡ nào?
    Dầu cho thức ăn chăn nuôi thường là dầu thô, không qua tinh chế nên lẫn nhiều tạp chất; ngoài việc không đáp ứng về thẩm mỹ, màu sắc hay mùi vị còn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
  • Bất ổn kinh tế toàn cầu do 'rung chấn' Trung Đông
    Tình hình địa chính trị căng thẳng tại Trung Đông với diễn biến khó lường tạo ra "rung chấn" mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào giai đoạn bất ổn. Biến động giá năng lượng và kim loại quý đến gián đoạn chuỗi cung ứng và tâm lý nhà đầu tư đặt ra những thách thức lớn cho các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
  • Bộ Y tế lên tiếng vụ thức ăn chăn nuôi biến thành dầu ăn cho người
    Số lượng lớn dầu thực vật vốn dùng làm thức ăn chăn nuôi được "hô biến" thành thực phẩm dành cho người có nhãn hiệu OFood, phục vụ cho bếp ăn công nghiệp, các nhà hàng.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Arab Saudi bất ngờ giảm mạnh sản lượng, giá dầu lên lại 100 USD/thùng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH