Chứng khoán

Ba yếu tố ảnh hưởng tới TTCK cần theo dõi trong nửa cuối năm 2024

Thu Huyền 09/07/2024 07:19

Áp lực chốt lời của khối ngoại có thể sẽ không kéo dài qua tháng 7 nên được đánh giá sẽ ít ảnh hưởng tới TTCK. Thay vào đó, ba vấn đề khác cần được lưu tâm lại đến từ nội tại của nền kinh tế.

Áp lực chốt lời có thể sẽ không kéo dài qua tháng 7

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam mới đây vừa công bố báo cáo chiến lược giữa năm 2024 với kỳ vọng áp lực chốt lời có thể sẽ không kéo dài qua tháng 7.

Cụ thể, dù thị trường đã ghi nhận áp lực chốt lời đáng kể trong tháng 6, song lực cầu đang dần chiếm ưu thế khi giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân mỗi phiên tăng 5% so với tháng trước, đạt 19.790 tỷ đồng, trong khi tổng khối lượng giao dịch trong tháng giảm 8,7% so với tháng trước. Điều này phản ánh phần lớn lực bán đều đã được hấp thụ tương đối tốt.

Cùng với đó, nhóm nhà đầu tư tổ chức trong nước đã quay trở lại mua ròng với 1.010 tỷ đồng trong tháng 6, phần nào đảo ngược vị thế bán ròng lũy kế từ đầu năm đến nay là 3.910 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhóm này đã mua ròng trong tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của tháng 6 giữa lúc VN-Index ghi nhận đà giảm 3 tuần liên tiếp.

>> Xả 52.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, khối ngoại bao giờ mua ròng trở lại?

Ba yếu tố ảnh hưởng tới TTCK cần theo dõi trong nửa cuối năm 2024
Cá nhân trong nước cân lại đà bán ròng của khối ngoại từ đầu năm 2024 đến nay

Ngoài ra, dòng vốn chủ chốt trong việc kiềm chế đà giảm tiếp tục đến từ lực cầu được duy trì mạnh mẽ của nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước khi nhóm này đã mua ròng 15.580 tỷ đồng trong tháng trước, lũy kế mua ròng đạt 55.950 tỷ đồng từ đầu năm đến nay và cân lại đà bán ròng 52.040 tỷ đồng của khối ngoại.

Ba yếu tố chính cần theo dõi trong nửa cuối năm 2024

Đầu tiên, Mirae Asset tin rằng lãi suất cho vay hiện tại không phải là rào cản chính đối với tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm 2024. Thay vào đó, vấn đề khó khăn hơn là nhu cầu tín dụng, khi các ngân hàng đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan: (1) Người tiêu dùng và doanh nghiệp cảm thấy nền kinh tế không đủ mạnh để đảm bảo các khoản vay mới dành cho tiêu dùng và đầu tư; (2) Các NHTM chịu áp lực từ nợ xấu gia tăng, khiến việc nới lỏng điều kiện cho vay trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, Mirae Asset dự kiến tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 và điều này sẽ được thúc đẩy bởi: (1) Dấu hiệu phục hồi trong ngành sản xuất, thể hiện qua việc tăng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ tháng 5; (2) Chính sách tiền tệ và tín dụng tiếp tục nới lỏng của Việt Nam để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thứ hai là xuất - nhập khẩu, đây là động lực chính của tăng trưởng GDP trong năm 2024, Mirae Asset kỳ vọng xuất khẩu sẽ lấy lại đà tăng trong những tháng tới, được thúc đẩy bởi việc tăng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ tháng 5 (với tốc độ tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2024), điều này có khả năng thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng tiếp theo.

Cuối cùng là yếu tố đầu tư công. Mặc dù khởi đầu chậm trong nửa đầu năm với đầu tư từ ngân sách Nhà nước chỉ đạt 27,51% kế hoạch tổng thể và 29,39% kế hoạch phân bổ của Thủ tướng Chính phủ cho năm 2024, Mirae Asset vẫn dự đoán tiến độ giải ngân đầu tư công sẽ tăng tốc đáng kể trong những tháng tới.

>> VNDirect (VND) ngắt chuỗi bán ròng 27 phiên liên tiếp của khối ngoại

Giải mã lực bán ròng đột biến gần 2.500 tỷ đồng phiên 8/7 của khối ngoại

Cổ phiếu Đạm Cà Mau (DCM) vượt đỉnh lịch sử, thanh khoản đạt kỷ lục

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ba-yeu-to-anh-huong-toi-ttck-can-theo-doi-trong-nua-cuoi-nam-2024-241471.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Ba yếu tố ảnh hưởng tới TTCK cần theo dõi trong nửa cuối năm 2024
POWERED BY ONECMS & INTECH