Bảo vật quốc gia trăm năm tuổi thể hiện chủ quyền của Việt Nam với quần đảo ngoài khơi biển Đông có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất

25-04-2024 13:44|Nhật Linh

Các hình chạm nổi trên Cửu đỉnh không chỉ đơn thuần là trang trí mà còn là biểu tượng của sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam.

Năm 2012, chín đỉnh đồng với tên gọi Cửu đỉnh, đặt tại phía nam Kinh thành Huế được công nhận là Bảo vật quốc gia. Cửu đỉnh được đúc dưới thời vua Minh Mạng và được thực hiện trong 2 năm (1835 - 1837).

Cửu đỉnh triều Nguyễn được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa Đông năm 1835 và hoàn thành vào ngày 1/3/1837. Cả thảy gồm có 9 cái đỉnh lớn bằng đồng, đặt ở trước sân Thế Miếu (miếu thờ các vị vua triều Nguyễn) trong Hoàng thành Huế.

Năm 2012, chín đỉnh đồng với tên gọi Cửu đỉnh, đặt tại phía nam Kinh thành Huế được công nhận là Bảo vật quốc gia

Năm 2012, chín đỉnh đồng với tên gọi Cửu đỉnh, đặt tại phía nam Kinh thành Huế được công nhận là Bảo vật quốc gia

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua triều Nguyễn và được đặt tên ứng với thụy hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của vị vua ấy. Ví dụ như Cao đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long được đặt theo thụy hiệu Cao Hoàng đế, Nhân đỉnh tượng trưng cho vua Minh Mạng được đặt theo thụy hiệu Nhân Hoàng đế,...

Cửu đỉnh được sắp xếp thành một hàng ngang trước thềm của Hiển Lâm Các, đối diện với Thế Miếu. Trong số đó, Cao đỉnh được đặt trên con đường thần đạo (đường chính) từ Miếu Môn đi qua Hiển Lâm Các đến trung tâm của Thế Miếu - nơi đặt án và tượng thờ của vua Gia Long. Cao đỉnh nằm ở vị trí trung tâm trong Cửu đỉnh và là đỉnh duy nhất được đặt lệch về phía trước khoảng 3m, với ý nghĩa tôn vinh vị vua sáng lập triều Nguyễn.

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua triều Nguyễn và được đặt tên ứng với thụy hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của vị vua ấy

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua triều Nguyễn và được đặt tên ứng với thụy hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của vị vua ấy

Cửu đỉnh Huế không chỉ là một Bảo vật quốc gia, biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh của triều đại nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, mà còn được đánh giá cao là một bộ dư địa chí, bách khoa thư độc đáo về Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.

Cửu đỉnh Huế không chỉ là một Bảo vật quốc gia, biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh của triều đại nhà Nguyễn, mà còn được đánh giá cao là một bộ dư địa chí, bách khoa thư độc đáo về Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX

Cửu đỉnh Huế không chỉ là một Bảo vật quốc gia, biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh của triều đại nhà Nguyễn, mà còn được đánh giá cao là một bộ dư địa chí, bách khoa thư độc đáo về Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX

Theo lệnh của vua Minh Mạng, trên mỗi đỉnh, các nghệ nhân đúc đồng đã khắc chạm tổng cộng 162 bức họa, tạo thành một bức tranh tổng thể về đất nước Việt Nam thống nhất trong thời kỳ nhà Nguyễn.

Đặc biệt, vua Minh Mạng đã yêu cầu khắc hình 3 vùng biển của Tổ quốc lên 3 đỉnh cao, lớn và quan trọng nhất trong bộ đỉnh này. Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng SaTrường Sa) được khắc trên Cao Đỉnh, biển Nam được khắc trên Nhân Đỉnh và biển Tây được khắc trên Chương Đỉnh.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng vào thời vua Minh Mạng, ranh giới hành chính của các địa phương và các vùng biển được phân chia rất rõ ràng trong hệ thống quản lý Nhà nước. Theo đó, biển Đông (hay còn gọi là Đông Hải) mở rộng từ vùng phía Bắc cho đến Bình Thuận, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn được biết đến với tên gọi là Vạn lý Ba Bình.

Cửu đỉnh cũng là bộ sách địa chí của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ trên khắp 3 miền, thể hiện một tư tưởng hoà bình, thống nhất đất nước

Cửu đỉnh cũng là bộ sách địa chí của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ trên khắp 3 miền, thể hiện một tư tưởng hoà bình, thống nhất đất nước

Biển Nam (hay còn gọi là Nam Hải) bao gồm phạm vi từ Bình Thuận đến Hà Tiên, với nhiều hòn đảo như Đại Kim, Mảnh Hảo, Nội Trức, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Châu,... tiếp giáp với biên giới hải lý của các quốc gia Malaysia, Indonesia,… Biển Tây (hay còn gọi là Tây Hải) là khu vực biển liền với vịnh Thái Lan.

Trên bề mặt của Cao Đỉnh, hình ảnh của chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được khắc sắc nét vào năm 1836, bao gồm các hình vẽ về Biển Đông (Đông Hải) như Ô thuyền (một loại thuyền tuần tiễu trên biển trong thời vua Gia Long), Đa tác thuyền (một loại thuyền lớn có khả năng đi biển trong thời gian dài, vượt qua đại dương) và con ba ba.

Dựa vào các bằng chứng lịch sử, các vua triều Nguyễn đã sớm thiết lập và xác định chủ quyền đối với biển và các đảo của Tổ quốc. Dưới thời nhà Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập một cách đầy đủ và toàn vẹn, không có tranh chấp.\

Tạo hình các đỉnh, cũng như các hình khắc, hoa văn, họa tiết trên Cửu đỉnh vô cùng tinh xảo

Tạo hình các đỉnh, cũng như các hình khắc, hoa văn, họa tiết trên Cửu đỉnh vô cùng tinh xảo

Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất là sự hiện diện của ngôi chùa mang tên Hoàng Sa tự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngôi chùa này được xây dựng bởi đội cai đội do Phạm Văn Nguyên dẫn đầu, phối hợp với lính và dân của hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, chuyên vận chuyển vật liệu từ đất liền ra đảo để xây dựng. Hoàng Sa tự là "bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam" tại Hoàng Sa.

Cùng với nhiều tài liệu Hán-Nôm cổ, bao gồm Châu bản triều Nguyễn, đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những hình ảnh về biển đảo được khắc trên bộ Cửu đỉnh đóng vai trò là nguồn tư liệu quý giá về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hoàng Sa - Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất, sâu nhất, xa nhất, có nhiều đảo đá nhất. Đây cũng là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam được vẽ nhiều nhất trên tất cả các bản đồ cổ cũng như bản đồ hiện đại của Việt Nam và quốc tế.

>> ‘Nam thiên đệ lục động’ cao 20m gồm nhiều ngọn núi nối liền nhau, chứa hệ thống bia ma nhai độc nhất vô nhị được công nhận là Bảo vật quốc gia

Ngai vàng độc nhất còn lại ở Việt Nam: Chưa từng bị dịch chuyển trong hơn một thế kỷ, được xếp hạng bảo vật quốc gia

Bảo vật Quốc gia từng gây 'chấn động địa cầu', gắn liền với quyết định lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bảo vật quốc gia đầu tiên của Việt Nam bắn hạ 'pháo đài bay' B-52 của Mỹ, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khen ngợi ngay trong đêm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bao-vat-quoc-gia-tram-nam-tuoi-the-hien-chu-quyen-cua-viet-nam-voi-quan-dao-ngoai-khoi-bien-dong-co-khong-gian-lon-nhat-dai-nhat-rong-nhat-d121287.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bảo vật quốc gia trăm năm tuổi thể hiện chủ quyền của Việt Nam với quần đảo ngoài khơi biển Đông có không gian lớn nhất, dài nhất, rộng nhất
POWERED BY ONECMS & INTECH