Bất động sản Quảng Nam rơi vào trạng thái "ngủ đông" mặc hàng xóm sôi động giao dịch
Do vướng phải hàng loạt khó khăn như tín dụng bị siết chặt, giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý… đã khiến thị trường bất động sản Quảng Nam chưa thể "khởi sắc" trong năm 2023.
UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố báo cáo số 278/BC-UBND về tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, năm 2023, UBND tỉnh phê duyệt 01 danh mục dự án nhà ở xã hội trong Khu kinh tế mở Chu Lai, đồng thời xem xét phê duyệt 01 danh mục dự án nhà ở xã hội thuộc quỹ đất 20% trong dự án Khu dân cư dọc tuyến đường Điện Biên Phủ nối dài (giai đoạn 1).
Năm 2023, các địa phương đề xuất danh mục dự án đầu tư bất động sản nhà ở còn hạn chế, không có danh mục dự án đầu tư bất động sản nhà ở đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt để thu hút đầu tư.
Trong quý 2 và quý 3/2023, tại Quảng Nam không có dự án mới được chấp thuận. Bên cạnh đó, tiến độ đầu tư các dự án hiện chậm, giá giao dịch giảm, giao dịch trầm lắng, một số khu vực gần như rơi vào trạng thái ngủ đông.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng cho biết hàng loạt khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Thứ nhất, tín dụng bị siết chặt là vấn đề khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng các dự án phức tạp, cơ chế chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng thay đổi qua các thời kỳ đã làm khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Công tác giải phóng mặt bằng vướng mắc kéo theo chậm tiến độ thực hiện dự án, chậm được giao đất, kéo theo toàn bộ dự án thực hiện không đúng tiến độ quy định.
Thứ ba, thủ tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án cũng có khó khăn, vướng mắc. Đơn cử, việc thực hiện thủ tục gia hạn tiến độ phải xin ý kiến của địa phương và nhiều đơn vị liên quan dẫn đến thủ tục mất rất nhiều thời gian, đồng thời chưa có quy định thời gian bắt buộc phải có ý kiến góp ý về điều chỉnh tiến độ, dẫn đến phải chờ đợi đầy đủ ý kiến các ngành liên quan ảnh hưởng đến các thủ tục khác liên quan.
Thứ tư vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý.
Thứ năm là khó khăn về nguồn vật liệu thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đất san lấp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên liệu đất đồi để san lấp, thi công công trình nhưng hầu hết các mỏ đã cấp đều hết phép hoặc không đủ trữ lượng để cung cấp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.
Trong lúc đó, hàng xóm của Quảng Nam là Đà Nẵng thị trường bất động sản khá sôi động, đón nhận tín hiệu khả quan về nguồn cung và sức cầu ở phân khúc căn hộ.
Cụ thể, phân khúc đất nền trong quý 3/2023 tại thị trường này ghi nhận 3 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 54 nền. Giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm sản phẩm có mức giá trung bình 10,8 triệu đồng/m2.
Thị trường căn hộ ghi nhận 5 dự án tại Đà Nẵng được mở bán trong quý 3, cung cấp ra thị trường khoảng 406 căn, gấp 2,8 lần so với quý trước và gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2022. Phân khúc căn hộ hạng A và hạng C dẫn dắt nguồn cung mới, lần lượt chiếm 52,5% và 47,5% tổng nguồn cung mới toàn thị trường.
Thanh Hóa “lên dây cót” cho khu công nghiệp 55 triệu USD "đại bàng" ngoại đổ vốn đầu tư
Huyện thuộc tỉnh sở hữu nhiều thuỷ điện nhất Việt Nam đề xuất quy hoạch thêm 15 thủy điện
Cây cầu trên tuyến quốc lộ dài nhất Việt Nam tiến hành sửa chữa, cấm ô tô lưu thông trong 60 ngày