Bé trai trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tử vong: Dấu hiệu nhận biết và các bước xử lý nhanh khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm bố mẹ nên nắm rõ

06-06-2024 12:42|Thanh Thanh

Ngộ độc nếu như không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Theo thông tin từ bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM, ngày 3/6, bé trai 5 tuổi - bệnh nhân nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai đã không qua khỏi sau gần 1 tháng điều trị tích cực.

Được biết, vụ ngộ độc xảy ra tại TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai khiến hơn 500 người nhập viện, trong đó có 13 trẻ em được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và 2 trường hợp tại TP. HCM. Kết quả xét nghiệm cho thấy nguyên nhân ngộ độc là do vi khuẩn Salmonella và E.coli có trong bánh mì Cô Băng. Cụ thể, 4/8 mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở này được xác định nhiễm Salmonella.

Bé trai 5 tuổi - bệnh nhân nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai đã không qua khỏi (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Bé trai 5 tuổi - bệnh nhân nặng nhất trong vụ ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai đã không qua khỏi (Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Theo đó, ngộ độc sẽ rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời. Bố mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu cũng như các bước xử lý nhanh phòng trường hợp con trẻ bị ngộ độc thực phẩm:

Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Đầu tiên bố mẹ cần nắm rõ dấu hiệu bị ngộ độc. Dấu hiệu này thường xuất hiện sau vài giờ hoặc 1 -2 ngày sau khi ăn. Lúc này sẽ có các hội chứng tiêu hóa đau viêm dạ dày, viêm ruột cấp như: nôn, đau bụng dữ dội, ỉa chảy, chướng bụng, miệng khô, vật vã. Đồng thời bắt đầu giãn đồng tử, mờ mắt, vật vã kích thích, ngứa ngáy buồn nôn, hạ thân nhiệt. Có thể xuất hiện cơn ngừng thở tím tái.

Những bước xử lý nhanh

Bổ sung điện giải cho bé

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Trẻ nhỏ khi bị nôn mửa và tiêu chảy sẽ mất rất nhiều nước và điện giải. Tình trạng này có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Do đó, việc bù đắp lượng nước, điện giải mất đi là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi của bé.

Khi sử dụng oresol, bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn pha chế để đảm bảo hiệu quả. Cụ thể, bố mẹ nên pha đúng tỷ lệ nước được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, khuấy đều cho đến khi bột hoặc viên hòa tan hoàn toàn trong nước. Sau đó, cho bé uống từ từ từng chút một, tránh cho bé uống quá nhiều cùng một lúc để cơ thể bé có thể hấp thụ dần dần và tránh gây thêm áp lực cho dạ dày và ruột đang bị tổn thương.

Ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là tạm ngừng sử dụng tất cả các loại thức ăn và thuốc mà có thể là nguyên nhân gây ngộ độc. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng ngộ độc trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồng thời, bố mẹ cần giữ lại toàn bộ mẫu thức ăn thừa, phân, chất nôn, và các loại thuốc mà trẻ đã sử dụng để đem đi xét nghiệm. Những mẫu này rất quan trọng cho việc xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc, giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Hình minh họa (Ảnh: Internet)

Nếu tình trạng ngộ độc thức ăn ở trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc các biện pháp xử lý tại nhà như bù nước và điện giải không mang lại hiệu quả, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Việc đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời rất quan trọng, vì ở đó trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây ngộ độc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể, bao gồm việc sử dụng thuốc, truyền dịch, hoặc các biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo sức khỏe của trẻ được hồi phục nhanh chóng và an toàn.

Trong thời gian điều trị, bố mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ, từ việc chăm sóc hàng ngày đến việc sử dụng thuốc theo chỉ định.

Ngoài ra, trong thời gian chăm sóc tại nhà sau khi ra viện, bố mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc khó tiêu. Thường xuyên theo dõi và ghi nhận những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời báo lại cho bác sĩ nếu cần thiết.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa bố mẹ và bác sĩ sẽ giúp đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi của trẻ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, đồng thời phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm.

>> Vụ dòi bò trên chảo bánh mì: Xử phạt quán ở Thái Bình 21 triệu đồng

Hơn 2.100 người ngộ độc thực phẩm trong 5 tháng

Uống nước lọc sai cách cũng gây ngộ độc

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/be-trai-trong-vu-ngo-doc-banh-mi-o-dong-nai-da-tu-vong-dau-hieu-nhan-biet-va-cac-buoc-xu-ly-nhanh-khi-tre-bi-ngo-doc-thuc-pham-bo-me-nen-nam-ro-d124472.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bé trai trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tử vong: Dấu hiệu nhận biết và các bước xử lý nhanh khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm bố mẹ nên nắm rõ
    POWERED BY ONECMS & INTECH