Mặc dù đã ngừng hoạt động sản xuất vào năm 1987 nhưng xưởng tơ lụa này vẫn được bảo vô cùng quản cẩn thận.
Nhà máy dệt lụa Tomioka, tọa lạc tại tỉnh Gunma, là một trong những nhà máy có tuổi đời lâu nhất của Nhật Bản, được xây dựng theo mô hình công nghệ hiện đại của Pháp. Thành lập từ năm 1872, Tomioka đã từng là một trong những cơ sở dệt lụa lớn nhất trên thế giới vào thời điểm thành lập, đồng thời là xưởng dệt tơ lụa nhà nước đầu tiên của Nhật Bản.
Nhà máy dệt lụa Tomioka bao gồm 4 tòa nhà, trong đó có một nhà xưởng được xây bằng gạch và các khu nhà khác đã trở thành mô hình cho các nông dân bắt đầu tham gia sản xuất tơ lụa.
Nhà máy này là một trong những dự án nổi tiếng được xây dựng trong thời kỳ chính quyền Minh Trị vào năm 1872, đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ Nhật Bản và phương Tây. Các công trình quan trọng như xưởng quay tơ và kho chứa kẽn được xây bằng gạch, với cột trụ gỗ có chiều cao hơn 100m, vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn từ khi mới được xây dựng.
Năm 1870, Paul Brunat, một nhân viên của một công ty thương mại Pháp đặt văn phòng ở Yokohama, đã thực hiện nghiên cứu về các địa điểm phù hợp cho việc xây dựng một nhà máy sản xuất lụa trong vùng Kanto, và Tomioka đã được chọn là một trong những địa điểm đó.
Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1871 và hoàn thành vào tháng 7 năm tiếp theo. Ba tháng sau, nhà máy đã bắt đầu hoạt động. Ban đầu, có 150 máy quay lụa và khoảng 400 công nhân nữ điều hành các máy trong nhà máy.
Với kích thước khoảng 140m dài, 12,3m rộng, và 12,1m cao, nhà máy dệt lụa Tomioka được xem là một trong những cơ sở sản xuất lụa lớn nhất của thời kỳ đó.
Tomioka tập trung vào sản xuất tơ lụa chất lượng cao. Mặc dù lụa của họ được đánh giá cao về chất lượng ở nước ngoài, nhưng doanh nghiệp vẫn đối mặt với tình trạng thâm hụt vốn liên tục kể cả sau khi đã cắt giảm chi phí. Chính phủ quyết định tư nhân hóa Nhà máy dệt lụa Tomioka và chuyển giao quản lý cho Tập đoàn Tài chính Mitsui vào năm 1893. Năm 1902, nó lại được chuyển giao từ Mitsui sang Công ty Hara.
Vào năm 1939 (năm thứ 14 của Thời kỳ Chiêu Hòa), nhà máy Tomioka đã được chuyển giao cho Công ty Công nghiệp Katakura, một trong những công ty lụa lớn nhất tại Nhật Bản. Sau đó, Tomioka đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong và sau Thế chiến II.
Mặc dù đã ngừng hoạt động sản xuất vào năm 1987 do sự suy giảm về giá cả tơ lụa nhưng cho đến ngày nay, bên trong xưởng vẫn được bảo quản cẩn thận. Trong số các nhà máy được xây dựng bởi chính phủ Meiji, xưởng Tomioka là duy nhất vẫn tồn tại nguyên vẹn.
Vào tháng 6/2014, xưởng dệt lụa Tomioka chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.