Tổng cộng, các tỷ phú trên thế giới có khối tài sản ròng trị giá 13,6 nghìn tỷ USD (tính đến thời điểm ngày 8/12/2021), tăng từ 12 nghìn tỷ USD trong vòng 12 tháng.
2021 tiếp tục là một năm tuyệt vời nữa đối với các tỷ phú. Sau năm 2020 thành công rực rỡ khi giới siêu giàu có thêm khoảng 1,9 nghìn tỷ USD vào khối tài sản ròng tập thể của họ. Hơn 2.600 tỷ phú trên toàn cầu đã giàu hơn 1,6 nghìn tỷ USD trong năm nay (theo ước tính của Forbes tính đến ngày 8/12/2021).
Tổng cộng, các tỷ phú trên thế giới có khối tài sản ròng trị giá 13,6 nghìn tỷ USD (tính đến thời điểm ngày 8/12/2021), tăng từ 12 nghìn tỷ USD trong vòng 12 tháng.
Các tỷ phú Mỹ đã dẫn đầu đà tăng này với việc có thêm tổng cộng 945 tỷ USD vào tài sản ròng của họ trong năm nay khi S&P 500 tăng 21% và Nasdaq tăng 50% (S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ).
Một phần đáng kể của sự tăng trưởng đó đến từ một người duy nhất: Elon Musk - người cho đến nay vẫn là người kiếm được nhiều tiền nhất thế giới. Musk đã tăng thêm đáng kinh ngạc 110 tỷ USD vào tài sản của mình so với năm 2020.
Những người Mỹ khác cũng có một năm 2021 tuyệt vời bao gồm người đồng sáng lập Google Larry Page (người giàu thêm 44 tỷ USD đạt 126,3 tỷ USD) và Sergey Brin (giàu thêm 42 tỷ USD đạt 121,7 tỷ USD), nhờ cổ phiếu Alphabet, công ty mẹ của Google tăng 62%; Larry Ellison (giàu thêm 32 tỷ USD), người có cổ phần của gã khổng lồ phần mềm Oracle tăng 36%; và cựu CEO của Microsoft Steve Ballmer (giàu thêm 27 tỷ USD) tăng 45% trong năm nay.
Các tỷ phú Ấn Độ tiếp tục có một năm 2021 lạc quan khi có thêm 210 tỷ USD vào giá trị tài sản ròng tập thể của họ khi chỉ số BSE SENSEX ( là chỉ số chuẩn của Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) ở Ấn Độ) đã tăng 21% nhờ các nhà đầu tư lạc quan.
Ấn Độ tự hào về doanh nghiệp tăng giá lớn thứ hai thế giới vào năm 2021: Gautam Adani - người sở hữu Tập đoàn Adani bao gồm cơ sở hạ tầng, hàng hóa, sản xuất điện và bất động sản đã thu được lợi nhuận từ một loạt thương vụ thâu tóm, hợp tác táo bạo. Giá cổ phiếu của Tập đoàn Adani được giao dịch công khai đã tăng 342% trong năm nay; công ty điện lực Adani Transmission tăng 327%. Trong khi đó, giá cổ phiếu tập đoàn Adani Enterprises tăng 256%. Kết quả, tài sản ròng của Gautam Adani đã tăng ước tính thêm 51 tỷ USD trong năm nay nhưng cuối cùng lên 80 tỷ USD.
Quốc gia may mắn thứ ba trong năm nay là Nga. Các tỷ phú của Nga giàu hơn tổng cộng 145 tỷ USD. Dẫn đầu là Pavel Durov- người sáng tạo ra ứng dụng nhắn tin Telegram và Tatyana Bakalchuk- người sáng lập hãng bán lẻ thương mại điện tử Wildberries, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ từ các doanh nghiệp của họ.
Trung Quốc, quốc gia có tỷ phú dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng tài sản vào năm 2020 đã trượt xuống vị trí thứ tư về tốc độ tăng trưởng khối tài sản ròng trong giới tỷ phú trong năm 2021 do Bắc Kinh kìm hãm các ngành công nghiệp trong nước và lo ngại về nợ bất động sản khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Các tỷ phú Trung Quốc nói chung chỉ giàu hơn 4% so với một năm trước bất chấp thị trường toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Một số đã mất hàng tỷ USD vào năm 2021 bao gồm Jack Ma (mất 23 tỷ USD) và Colin Zheng Huang (mất 43 tỷ USD); những người có vận may về công nghệ đã tăng vọt trước đây nhưng đã mất tiền lớn khi chính phủ Trung Quốc đàn áp công nghệ.
Nhìn chung, tổng tài sản của các tỷ phú đã tăng ở 40 quốc gia trong năm nay, nhưng lại giảm ở 30 quốc gia khác.
Tuy nhiên, các tỷ phú mới cũng đã xuất hiện trên khắp thế giới vào năm 2021. Trong đó Estonia có tỷ phú đầu tiên vào tháng 7, khi công ty khởi nghiệp thanh toán xuyên biên giới Wise niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán London đưa hai nhà sáng lập của họ vào câu lạc bộ tỷ phú mới.
Vào tháng trước, những ông trùm đầu tiên đến từ Bulgaria đã gia nhập hàng ngũ tỷ phú: anh em nhà Domuschiev, người kiểm soát đế chế trị giá 4,2 tỷ USD kinh doanh hạng mục sức khỏe, vận tải đến bất động sản và bóng đá. "Chúng tôi rất tự tin vào những gì mình đang làm", Kiril Domuschiev gần đây nói với tạp chí Forbes.
Những tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm 2021
Đa phần là những tỷ phú mất nhiều tiền nhất trong năm 2021 đến từ Trung Quốc, tiêu biểu như Zheng Huang, Jack Ma hay Hui Kai Yan.
Trong số 10 tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm 2021 do Forbes ghi nhận, 6 doanh nhân đến từ Trung Quốc, 2 gương mặt đến từ Nhật Bản và một tỷ phú Singapore. Để đưa ra danh sách này, Forbes đã đánh giá sự thay đổi giá trị tài sản ròng của 2.660 tỷ phú trong khoảng thời gian từ 31/12/2020 đến 10/12/2021.