Bộ phận "cực độc" ở lợn, tuyệt đối không ăn nhiều bởi có thể gây ung thư, mỡ máu
Không phải tất cả mọi bộ phận trên thịt lợn đều chứa chất dinh dưỡng mà cũng có những bộ phận chứa độc tố, nếu ăn nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe.
Không chỉ là một trong những loại thịt phổ biến và được ưa chuộng nhất thế giới, thịt lợn (heo) còn là một trong những món không thể thiếu trên mâm cơm của người châu Á. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong thịt lợn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất và là thực phẩm cần thiết cho một chế độ ăn lành mạnh.
Một số tác động tích cực đến sức khỏe của thịt lợn bao gồm:
Protein chất lượng cao: Thịt lợn chứa đủ nồng độ của tất cả các axit amin thiết yếu. 100g thịt lợn chứa các axit amin thiết yếu với hàm lượng cụ thể: histidin: 5.751mg; isoleucine: 6.189mg; leucine: 10.387mg; methionin: 3.469mg; phenylalanine: 5.122mg; threonine: 5.171mg; tryptophan: 1.212mg; lysin: 11.482mg.
Vitamin và khoáng chất dồi dào: Kết quả nghiên cứu cho thấy, thịt lợn đóng góp 16% tổng số chất béo; từ 23-31% tổng lượng protein, selen và thiamin; 11-19% phốt pho, kali, riboflavin, nicacin, vitamin B6 và vitamin B12; 21% tổng lượng kẽm ăn vào.
Giàu vitamin nhóm B: Thịt lợn là một trong những nguồn vitamin B chính. Vitamin nhóm B đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người giúp tạo hồng cầu; Có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển tốt cho trẻ nhỏ; Duy trì chức năng nhận thức lành mạnh; Đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng; Điều chỉnh hệ thần kinh trung ương; Tổng hợp các axit béo. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vitamin B có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm và các loại rối loạn chức năng não khác nhau.
Song thực tế, không phải tất cả mọi bộ phận trên thịt lợn đều chứa chất dinh dưỡng mà cũng có những bộ phận chứa độc tố, nếu ăn nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe.
Gan lợn
Nhiều người thường chế biến gan lợn cho trẻ nhỏ, người già, người ốm bởi gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Do vậy, đây không phải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu như chúng ta ăn thường xuyên.
Óc lợn
Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Ngoài ra, óc lợn còn giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C.
Không ít người vẫn lầm tưởng thực phẩm này hỗ trợ phát triển trí thông minh mà hoàn toàn không hay biết rằng nó gây thừa cân, béo phì, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,… Trong khi đó, chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Phổi lợn
Lợn là loài động vật có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi heo và rất khó để đào thải, thanh lọc.
Vì vậy, phổi heo là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố, nếu ăn phổi heo không sơ chế đúng cách rất dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.
Tiết lợn
Tiết lợn là món được rất nhiều người ưa chuộng tuy nhiên cũng dễ mang lại nhiều rủi ro về sức khỏe. Đây là món bổ sung sắt rất tốt nếu như là lợn khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu bạn mua phải tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì sẽ gây hại đến sức khỏe.
Ngoài ra, không ít người Việt có sở thích ăn tiết canh. Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Lòng già, lòng non
Cùng với tiết lợn, đây là những bộ phận được nhiều người ăn nhất dù chứa nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa. Thậm chí, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa. Do đó, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều lòng già, lòng non của lợn và nếu ăn phải đặc biệt vệ sinh cũng như chế biến thật kỹ.
Đề xuất đấu giá khu đất 282ha sát sườn sân bay lớn nhất Việt Nam
Cháy nghi ngút nhà trọ 7 tầng ở TPHCM, khách thuê hoảng sợ tháo chạy