Người dân chú ý cảnh báo quan trọng: Tuyệt đối không tin theo các tin nhắn có nội dung sau
Cơ quan chức năng cảnh báo các đối tượng xấu đã sử dụng thiết bị phát sóng di động (BTS) xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng viễn thông để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo đến người dùng điện thoại di động.
Theo Báo Công an TP.HCM, đơn vị này vừa phát đi cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi đang ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố. Theo đó, các đối tượng xấu đã sử dụng thiết bị phát sóng di động (BTS) xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng viễn thông để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo đến người dùng điện thoại di động.
Nội dung tin nhắn chủ yếu là quảng cáo cờ bạc, mại dâm hoặc giả danh các tổ chức, cơ quan quản lý để chiếm đoạt thông tin và tài sản của người dân.
Các đối tượng tội phạm thường lắp đặt thiết bị BTS trên nóc các tòa nhà cao tầng, hướng về các khu dân cư đông người để mở rộng phạm vi phát sóng. Chúng còn di chuyển thiết bị bằng xe ô tô hoặc xe máy qua nhiều khu vực khác nhau nhằm che giấu hành vi và tăng mức độ phát tán.

Trước thực trạng trên, Công an TP.HCM khuyến cáo người dân tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ, không rõ nguồn gốc được gửi qua tin nhắn hoặc email. Tuyệt đối, mọi người không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP vào bất kỳ trang web nào không có độ tin cậy cao.
Đối với các tin nhắn từ nguồn tự xưng là cơ quan quản lý, công ty lớn hoặc tổ chức tài chính (đặc biệt là các nội dung trúng thưởng, khuyến mãi, cảnh báo tài khoản...), người dân cần hết sức tỉnh táo. Mọi người cần kiểm tra nội dung kỹ lưỡng, xác minh tên miền trang web trước khi đăng nhập, và tuyệt đối không chia sẻ dữ liệu cá nhân hay tài khoản ngân hàng là điều cần thiết để tự bảo vệ mình.
Lực lượng chức năng cũng hướng dẫn, khi phát hiện tin nhắn có dấu hiệu bất thường, người dân cần chủ động liên hệ trực tiếp với đơn vị hoặc thương hiệu bị mạo danh để xác minh thông tin. Đồng thời, lưu giữ toàn bộ nội dung tin nhắn, số điện thoại gửi tin, lịch sử trò chuyện, sao kê giao dịch hoặc tài khoản mạng xã hội liên quan, và cung cấp cho cơ quan công an khi có yêu cầu điều tra.
Trong trường hợp nghi ngờ thiết bị bị xâm nhập hoặc mất quyền kiểm soát, người dân nên nhanh chóng đổi mật khẩu các tài khoản cá nhân và cài đặt lại thiết bị để đảm bảo an toàn. Đồng thời, mọi người cần chia sẻ thông tin và cảnh báo với người thân, bạn bè cũng được khuyến khích nhằm ngăn chặn lừa đảo lan rộng trong cộng đồng.

Công an TP.HCM đề nghị, khi phát hiện tin nhắn rác, tin nhắn giả mạo hoặc các hình thức lừa đảo công nghệ cao, người dân hãy báo ngay cho cơ quan công an địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng tiếp nhận nhiều phản ánh qua email và đường dây nóng về tình trạng các đối tượng lừa đảo lợi dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook… để mạo danh các nghệ sĩ nổi tiếng, tập đoàn lớn, tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử, từ đó chiếm đoạt tài sản người dùng.
Trước tình hình này, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia phối hợp cùng Cục An toàn thông tin cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng với các lời mời tuyển dụng này. Đồng thời, các cơ quan chức năng kêu gọi cộng đồng tích cực chia sẻ thông tin, chủ động cảnh báo người thân, bạn bè và những người xung quanh về các chiêu trò lừa đảo tinh vi núp bóng hình thức tuyển dụng online nhằm chiếm đoạt tiền bạc thông qua mạng internet.
FBI ra cảnh báo khẩn, người dùng iPhone và Android xóa ngay kiểu tin nhắn này
Zalo có cập nhật mới, người dùng chú ý kẻo mất hết tin nhắn quan trọng!