Bùng nổ nợ vay tiêu dùng, cần giới hạn trần lãi suất cho vay và các loại phí

01-12-2023 15:38|Linh Nhi

Dưới áp lực bùng nổ nợ vay tiêu dùng, cần sớm quy định lãi suất trần.

Tại hội thảo "Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng ngày 30/11, TS. Lê Thị Hoàng Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), nhận định thực trạng bùng nợ vay tiêu dùng đang đặt ra những thách thức cho những cơ quan quản lý.

Bà Thanh kiến nghị cần có quy định giới hạn trần lãi suất cho vay và giới hạn các loại phí quản lý khoản vay để cân bằng quyền lợi chính đáng giữa bên vay và bên cho vay.

Tại thông tư 18 năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính được thực hiện theo quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo bà Thanh, hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa đối với hình thức vay tiêu dùng của các tổ chức tài chính. Trên thực tế nhiều trường hợp người vay không đồng ý trả gốc và lãi vì cho rằng tiền lãi quá cao vượt quá khả năng gánh vác của họ.

Việt Nam hiện được đánh giá mức lãi, phí của hoạt động cho vay tiêu dùng tương đối cao so với các nước khác. Mức lãi suất vay tiêu dùng phổ biến mà các công ty tài chính áp dụng từ 40 - 50%/năm, cá biệt, một số trường hợp có lãi vay lên đến 85%/năm.

Trong khi đó, kinh nghiệm một số nước như tại Nhật Bản, trần lãi suất vay tiêu dùng là 20%/năm. Còn ở Ấn Độ, lãi vay tiêu dùng dao động trong khoảng 12 - 48%/năm; tại Brazil là 30 - 70%; tại Mỹ chỉ khoảng 8 - 36%/năm; Trung Quốc áp dụng từ 10 - 40%/năm.

Các quốc gia đó cho rằng việc kiểm soát lãi vay với việc áp dụng lãi suất trần các khoản vay tiêu dùng sẽ giúp hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng. Đồng thời, trần lãi suất cho vay tiêu dùng cũng bảo vệ quyền lợi của bên đi vay.

Đặc biệt, bà Thanh đề nghị kiểm soát chi phí như phí phạt quá hạn, phí thẩm định… Theo kinh nghiệm tại Nhật Bản, bất kể các món tiền gồm lãi suất, các khoản phí như phí kiểm tra, phí hoa hồng, phí giảm giá… đều được tính là lãi suất.

Do vậy, Việt Nam cần có quy định giới hạn trần lãi suất cho vay và giới hạn các loại phí quản lý khoản vay để cân bằng quyền lợi chính đáng giữa bên vay và bên cho vay. Mức lãi suất 85%/năm là khó có thể chấp nhận được, gây rủi ro cho bên cho vay.

Để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh và bền vững, vị tiến sĩ này kiến nghị cần xây dựng khung khổ pháp lý nhằm nâng cao nghĩa vụ của người đi vay với tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các biện pháp cũng cần được đề ra để bên đi vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ, không thể chây ì trả nợ.

Công ty tài chính đối mặt với thách thức với bùng nợ

Facebook có thể dẹp các nhóm hướng dẫn cướp ngân hàng, tự tử và bùng nợ?

Công ty tài chính đối mặt với thách thức với bùng nợ

Một quốc gia bùng nổ đáng kinh ngạc, hưởng lợi lớn trong lúc thế giới hỗn loạn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bung-no-no-vay-tieu-dung-can-gioi-han-tran-lai-suat-cho-vay-va-cac-loai-phi-213588.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bùng nổ nợ vay tiêu dùng, cần giới hạn trần lãi suất cho vay và các loại phí
POWERED BY ONECMS & INTECH