Công ty tài chính đối mặt với thách thức với bùng nợ

01-12-2023 04:23|Mạc Thùy

Làn sóng bùng nợ đang nhấn chìm các công ty tài chính tiêu dùng.

Phát biểu tại Hội thảo "Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?" do Báo Tuổi trẻ tổ chức ngày 30/11, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, đến cuối tháng 10/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng trên địa bàn thành phố đạt 955.000 tỉ đồng, chiếm 28,4% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng 1,4% so với cuối năm 2022.

Cũng theo số liệu từ NHNN, nợ xấu vay tiêu dùng đến cuối tháng 9/2023 của các công ty tài chính tăng 10-15% khiến các công ty tài chính không dám cho vay.

Hội thảo: Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?
Hội thảo "Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?"

Ngoài chịu ảnh hưởng do kinh tế khó khăn, người lao động bị giảm thu nhập, một nguyên nhân chính khiến dư nợ vay tiêu dùng của các công ty tài chính sụt giảm nghiêm trọng, theo phản ánh của các công ty tài chính tiêu dùng là do nạn bùng nợ.

Trao đổi với báo chí về câu chuyện nợ xấu trong cho vay tiêu dùng, đại diện FE Credit, ông Marcin Figlus - Giám đốc Khối Quản trị rủi ro cho biết: "FE Credit và các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép đang đối mặt với một vấn đề nan giải chung trong công tác thu hồi nợ, đó là hoạt động bùng nợ có tổ chức bộc phát trong xã hội.

Một bộ phận khách hàng đang cố tình đánh đồng hoạt động thu hồi nợ chính đáng của các công ty được cấp phép là phạm pháp để tẩy chay và chây ỳ việc trả nợ.

Với tỷ lệ khách hàng “vay mà không trả” gia tăng nhanh chóng, chế tài xử phạt chưa có và hoạt động khởi kiện gặp khó với các khoản vay giá trị thấp, các công ty tài chính tiêu dùng, bắt buộc phải trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu tăng cao.

Thêm vào đó, việc khách hàng cản trở hoạt động thu hồi nợ bằng các hành vi đe dọa, khủng bố ngược tinh thần nhân viên thu hồi nợ đã gây ra các xáo trộn tâm lý, hoang mang cho chính những nhân viên này.

Tình trạng này đặc biệt trở nên nghiêm trọng trong hai năm qua. Nếu như năm 2019 và 2020, công ty chúng tôi chỉ ghi nhận có 2 trường hợp nhân viên thu hồi nợ bị hành hung, thì năm 2022 và 2023 có tới 24 vụ việc được ghi nhận".

Thượng tá Lê Vinh Tùng, Phó phòng Trọng án Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết, gần đây, cơ quan công an đã phát hiện thủ đoạn các đối tượng thành lập doanh nghiệp gồm công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật rồi mua lại các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, sau đó gọi điện, nhắn tin đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, lợi dụng việc cơ quan công an trấn áp, xử lý quyết liệt các hành vi gọi điện, nhắn tin đe dọa đòi nợ để cưỡng đoạt tài sản như trên, xuất hiện tình trạng một số đối tượng vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính chính thống… cố tình trây ỳ trả nợ.

Thậm chí, trên mạng xã hội, nhiều hội nhóm kín, đăng tải các bài viết, video hướng dẫn, lôi kéo cách “bùng nợ” khi vay qua ứng dụng của các ngân hàng, công ty tài chính gây ảnh hưởng hoạt động tín dụng chính thống.

Chính phủ gửi công văn hỏa tốc họp khẩn Ngân hàng Nhà nước và các NHTM

Đại diện Bộ Công an: Có tình trạng tín dụng đen 'ngoại' vào Việt Nam cho vay lãi suất lên đến 1.000%

Mở lối cho vay tiêu dùng - đẩy lùi tín dụng đen

Vay dễ nhưng lại khó trả, tín dụng đen có còn đất sống?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cong-ty-tai-chinh-doi-mat-voi-thach-thuc-voi-bung-no-213486.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Công ty tài chính đối mặt với thách thức với bùng nợ
POWERED BY ONECMS & INTECH