Căn hộ xui xẻo khiến ai ở bên trong cũng mắc trọng bệnh, đến khi điều tra bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' nằm ngay giữa bức tường

31-03-2024 19:01|Quỳnh Châu

Phải mất đến vài năm, nhà chức trách địa phương mới đồng ý cử một đội điều tra đến căn nhà này.

Đó chính là một căn hộ trên tòa nhà số 7 phố Gvardeytsiv Kantemirovtsiv (nay là phố Mariyi Pryimachenko) ở Kramatorsk, Ukraine. Tòa nhà được trang bị thang máy và nước nóng, khu chung cư này toát lên vẻ sang trọng khác lạ với hầu hết ở các tòa nhà dân cư thời Xô Viết.

Gia đình đầu tiên chuyển đến đây vào năm 1980. Họ rất hài lòng về điều kiện sống ở đó. Nó được cho là một trong những căn hộ tốt nhất trong thành phố lúc bấy giờ. Tuy nhiên, niềm vui của họ lại rất ngắn ngủi.

Chỉ một năm sau khi đến nhà mới, cô con gái 18 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và qua đời trong vòng vài tháng. Gia đình chưa kịp nguôi ngoai thì cậu con trai 16 tuổi lại mắc căn bệnh tương tự và qua đời. Tiếp theo, người mẹ là nạn nhân thứ ba trong gia đình này tự nhiên đổ bệnh. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh hàng loạt sự việc xui xẻo.

Tòa nhà số 7 phố Mariyi Pryimachenko ngày nay. Ảnh: Wikimedia Commons

Tòa nhà số 7 phố Mariyi Pryimach enko ngày nay. Ảnh: Wikimedia Commons

Ban đầu, giả thuyết bí ẩn đó đã không nhận được sự quan tâm của công chúng. Và các bác sĩ cho rằng căn bệnh này là do di truyền. Những người còn lại trong gia đình sớm chuyển đi và ủy ban điều hành thành phố đã giao chìa khóa căn hộ cho một gia đình khác.

Năm 1987, bi kịch lại ập đến. Cậu con trai đang tuổi thiếu niên của gia đình thứ hai lại qua đời vì bệnh bạch cầu. Em trai của cậu cũng rơi vào tình trạng nguy kịch. Người cha quá đau lòng đã thúc đẩy một cuộc điều tra về tòa nhà này.

Phải đến hai năm sau, nhà chức trách địa phương mới đồng ý cử một đội điều tra mang theo máy đo phóng xạ đến tòa nhà số 7 phố Gvardeytsiv Kantemirovtsiv. Họ phát hiện ngưỡng phóng xạ cao trong căn hộ này. Đặc biệt, mức độ tại căn phòng nơi bọn trẻ ngủ vượt gấp nhiều lần ngưỡng cho phép.

Các nhà điều tra cuối cùng đã dò ra nguồn hóa chất độc hại phát ra từ các bức tường. Cư dân của tòa nhà nhanh chóng được sơ tán còn bức tường bị phá bỏ. Khối bê tông được gửi đến Viện Nghiên cứu Hạt nhân Kiev, nơi các nhà khoa học tìm thấy một viên nang nhỏ chứa chất phóng xạ cao Caesium 137, loại được sử dụng trong máy đo bức xạ.

Từ số sê-ri được khắc trên viên nang, người ta xác định rằng viên nang này đã bị thất lạc từ một mỏ đá, nơi cung cấp sỏi để xây dựng căn hộ. Vô tình, viên nang chứa phóng xạ bị trộn lẫn với bê tông và mắc kẹt trong các bức tường giữa căn hộ 85 và 52. Nó nằm gần giường của trẻ nhỏ và gây ra thảm kịch khiến 4 người thiệt mạng. Cuối cùng, 17 người khác được xác nhận đã nhiễm phóng xạ ở mức độ khác nhau.

Sau thảm kịch đó, chính quyền Ukraine đã có những biện pháp xử lý để loại bỏ hoàn toàn dư lượng phóng xạ bên trong tòa nhà. Hiện tại, nó vẫn đang là nơi cư ngụ của nhiều thế hệ gia đình.

Do sự bất cẩn của con người mà một số nơi trên thế giới cũng đã phải hứng chịu hậu quả tương tự từ những vụ rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng, chẳng hạn như năm 1984, một công ty y tế tư nhân ở Ciudad Juárez (Mexico) mua lại một thiết bị xạ trị đã qua sử dụng. Nhưng do thiếu nhân sự vận hành, họ đã tự ý tháo dỡ nó (chưa xin phép) khiến một lượng cobalt-60 (vật liệu phóng xạ) lọt vào bãi phế liệu. Sau đó, phế liệu lại được bán cho các nhà máy luyện kim khiến lượng cobalt này vô tình lọt vào trong thành phần của khoảng 6.000 tấn phôi thép. Phôi thép sau đó lại được phân phối tới 17 bang trên khắp đất nước Mexico và một số thành phố ở Hoa Kỳ. Theo ước tính, khoảng 4.000 người đã bị phơi nhiễm phóng xạ vì sự cố này.

Hay năm 1987, một lượng đồng vị phóng xạ vốn được sử dụng để điều trị ung thư trong bệnh viện ở Goiânia, Goiás (Brazil) bị đánh cắp và tuồn ra ngoài. Nhiều người sau đó đã tiếp xúc với nó, trong đó 4 người ngay lập tức tử vong. Khoảng 112.000 người được đưa đi xét nghiệm và 249 bị xác định đã nhiễm độc. Để khắc phục hậu quả, nhà chức trách đã cho đào bỏ lớp đất bề mặt ở một số khu vực, phá dỡ nhiều ngôi nhà và tiêu hủy toàn bộ đồ dùng. Tạp chí Time và IAEA đánh giá đây là một trong những “sự cố rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới”.

>> Cô gái trẻ nổi cáu vì tầng trên chung cư xả toilet cả trăm lần mỗi ngày, gõ cửa phàn nàn phát hiện cảnh vượt xa sức tưởng tượng khiến cô 'chết lặng'

Gia đình 3 người đều mắc u tuyến giáp, ‘thủ phạm’ hóa ra lại là 2 gia vị cực kỳ quen thuộc trong nhà bếp

Xạ thủ Phạm Quang Huy, Trịnh Thu Vinh giành HCV châu Á

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/can-ho-xui-xeo-khien-ai-o-ben-trong-cung-mac-trong-benh-den-khi-dieu-tra-bat-ngo-phat-hien-thu-pham-nam-ngay-giua-buc-tuong-d119231.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Căn hộ xui xẻo khiến ai ở bên trong cũng mắc trọng bệnh, đến khi điều tra bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' nằm ngay giữa bức tường
    POWERED BY ONECMS & INTECH