Cập nhật hoạt động thương mại quý 1/2023: Từ đáy đi lên?!

17-04-2023 14:45|Thu Trang

Dù kỳ vọng thương mại sẽ cải thiện trong thời gian tới, VDSC vẫn cho rằng, bức tranh sẽ không quá sáng.

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2023 giảm 14% so với cùng kỳ

Theo báo cáo mới cập nhật tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ước tính của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 3/2023 đạt 58 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt lần lượt 29,7 tỷ USD và 28,3 tỷ USD, giảm lần lượt 14,4% và 12,9% so với cùng kỳ.

Tính chung quý 1/2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 79,3 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ và kim ngạch nhập khẩu đạt 74,5 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ.

Sự tiêu cực của hoạt động thương mại có phần giảm bớt khi nhìn theo xu hướng tháng, theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu đang cải thiện dần, xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 03/2023 đều tăng lần lượt 14,0% và 21,8% so với tháng trước. Tháng 03/2023 cũng là tháng ghi nhận kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất kể từ tháng 11/2022.

Cập nhật thương mại Q1/2023: Thương mại sẽ từ đáy đi lên?!

Thương mại sẽ từ đáy đi lên?!

Tính riêng tháng 3/2023, xuất khẩu các mặt hàng chủ đạo đều giảm rất mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, xuất khẩu hàng điện tử giảm 22,4%, xuất khẩu hàng dệt may, giày dép, túi xách giảm 17,6%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 27,1% và sắt thép giảm 20,2%.

Tuy vậy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng này trong tháng 3 vẫn tốt hơn đáng kể so với hai tháng đầu năm.

Luỹ kế 3 tháng đầu năm, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ là giảm mạnh nhất (-30% so với cùng kỳ), tiếp theo là sắt thép và dệt may (giảm lần lượt 20,6% và 19,0% so với cùng kỳ), theo sau là xuất khẩu nông lâm nghiệp thuỷ sản (-15,6%) rồi mới đến hàng điện tử (-10,9%).

Xét theo thị trường xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường yếu nhất với mức giảm 20,9% so với cùng kỳ trong quý 1/2023. Xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc có mức giảm tương tự là xấp xỉ 11% so với cùng kỳ.

Tình hình xuất khẩu sang các thị trường châu Á khác như Nhật Bản và ASEAN có vẻ sáng sủa hơn với mức giảm chỉ là 0,4% so với cùng kỳ, hay Hàn Quốc với mức giảm 5,6% so với cùng kỳ. Xét theo tháng, thị trường Trung Quốc đã có sự cải thiện đáng kể khi tăng trưởng lần đầu tiên sau 4 tháng tăng trưởng âm.

Nhìn thêm vào dữ liệu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đầu năm 2023, giai đoạn đầu mở cửa của Trung Quốc đang tạo thuận lợi cho xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng chính yếu khác đều giảm như thuỷ sản (-25,6%), dệt may (-24,5%) và điện tử (-12,8%).

Cập nhật thương mại Q1/2023: Thương mại sẽ từ đáy đi lên?!

Cũng tương tự như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang trong xu hướng từ đáy đi lên, đa phần nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng đều có sự cải thiện so với hai tháng đầu năm.

Về thị trường nhập khẩu, nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc đã cải thiện từ mức giảm 24,8% trong hai tháng đầu năm lên chỉ còn giảm 14,4% so với cùng kỳ trong quý 1/2023. Trái lại, nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Hàn Quốc vẫn chưa cải thiện, giảm 27,1% so với cùng kỳ trong quý đầu năm.

Sự phục hồi của thương mại là lực đẩy đối với tăng trưởng GDP, nhưng điều đó là không chắc chắn

Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 03/2023 – thị trường có tương quan chặt với Việt Nam ghi nhận mức cải thiện đáng kể và vượt kỳ vọng của các nhà phân tích với mức tăng 14,8% so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng trưởng âm 1,3% trong tháng 2 và dự báo tăng trưởng âm 7,1% của Bloomberg cho tháng Ba.

Tuy vậy, số liệu này không đủ để tạo niềm tin về bức tranh sáng sủa hơn cho triển vọng thương mại toàn cầu.

Trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới gần nhất, IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng xuất khẩu các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển từ mức 2,2% xuống chỉ còn 1,6% trong năm 2023, mức tăng này cũng thấp hơn đáng kể so với mức tăng 4,1% trong năm 2022.

Hiện tại, kỳ vọng lạm phát dai dẳng có vẻ hạ nhiệt nhưng bù lại quan ngại về rủi ro suy thoái toàn cầu đã tăng lên.

Cập nhật thương mại Q1/2023: Thương mại sẽ từ đáy đi lên?!

Với mức tăng trưởng âm trong quý 1/2023, kim ngạch thương mại trong các quý còn lại ít nhất phải tăng trưởng từ 9-10% thì mới có thể đạt được kỳ vọng tăng trưởng cả năm ~5% như chúng tôi đặt ra trong báo cáo chiến lược vào đầu năm.

Dù kỳ vọng thương mại sẽ cải thiện trong thời gian tới, VDSC cho rằng, bức tranh sẽ không quá sáng.

Kết quả tăng trưởng GDP quý 1/2023 hàm ý rằng sự phục hồi của nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên, với những dữ liệu hiện có, con đường để thương mại tăng trưởng dương trong năm 2023 sẽ tương đối gập ghềnh.

‘Cổ phiếu ngành tôm hấp dẫn so với định giá hiện tại’, VDSC gọi tên 2 mã triển vọng

CTCK nói gì sau pha tăng dựng đứng của cổ phiếu Cao su Phước Hòa?

Đầu tư Nam Long (NLG): Lợi nhuận sẽ tăng mạnh cùng lượng backlog lớn?

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cap-nhat-hoat-dong-thuong-mai-quy-12023-tu-day-di-len-178927.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cập nhật hoạt động thương mại quý 1/2023: Từ đáy đi lên?!
POWERED BY ONECMS & INTECH