Đây là công trình do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị cho Việt Nam, dự án được khởi công xây dựng năm 1979, hoàn thành năm 1994.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng năm 1979, hoàn thành năm 1994. Công trình do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị cho Việt Nam.
Đây là công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á của thế kỷ XX, đồng thời có nhiệm vụ quan trọng như điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cung cấp điện được cho là trọng yếu.
Từ khi hoạt động phát điện trong 30 năm qua, thủy điện Hòa Bình đã sản xuất khoảng 230 tỷ kWh.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu dự án, cuối tháng 1/2021, dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng chính thức được Tập đoàn Điện lực Việt Nam khởi công xây dựng, nằm bên bờ phải tuyến đập Thủy điện Hòa Bình hiện tại.
>> Hé lộ địa phương định hướng trở thành ‘Thượng Hải’ của Việt Nam
Nhà máy chính thuộc phường Phương Lâm, cửa lấy nước và kênh dẫn vào thuộc các phường Thái Bình, Phương Lâm, Thái Thịnh (TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình).
Các mũi thi công đang tập trung đào hố móng các hạng mục nhà máy và kênh xả, cửa lấy nước và kênh dẫn vào cũng đang được đào, gia cố tạm hầm phụ, hầm tiêu nước mở rộng và các hạng mục phụ trợ...
Theo kế hoạch, dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng đảm bảo tiến độ sẽ phát điện tổ máy 1 vào tháng 6/2025, phát điện tổ máy 2 vào tháng 7/2025 (quy mô 2 tổ máy với tổng công suất 480MW) và hoàn thành toàn bộ công trình tháng 8/2025.
Công trình này khi hoàn thành sẽ góp phần cho cân đối an ninh năng lượng quốc gia.
>> Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế trong năm 2024?